Luận văn: Hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở phường Hương An, thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận văn Hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở phường Hương An, thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế canh tác lạc, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2015, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của các hộ sản xuất lạc. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu. 

Luận văn: Hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở phường Hương An, thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên cơ sở đánh giá lại tình hình sản xuất lạc tại địa phương trong thời gian qua, nhằm đưa lại những giải pháp hợp lý hơn trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả kinh tế canh tác lạc ở phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế canh tác lạc

Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2015 của các hộ nông dân ở phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của các hộ sản xuất lạc.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất lạc của các nông hộ trên địa bàn phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015. 

Phạm vi không gian: Điều tra tình hình sản xuất lạc của các nông hộ ở phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp qua 3 năm (2013- 2015), và số liệu sơ cấp năm 2015.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích thống kê: thống kê, thống kê so sánh, phương pháp phân tích tình hình sản xuất lạc của các nông hộ trên địa bàn phường.

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

  • Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
  • Phân loại hiệu quả kinh tế
  • Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
  • Nguồn gốc, xuất xứ cây lạc 
  • Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc 
  • Cơ sở thực tiễn

2.2 Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

  • Điều kiện tự nhiên
  • Tình hình kinh tế -xã hội của Phường giai đoạn 2013-2015
  • Thuận lợi, khó khăn của các hộ nông dân trong hoạt động sản xuất lạc

2.3 Hiệu quả kinh tế canh tác cây lạc của phường Hương An, thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Khái quát chung về tình hình sản xuất lạc của phường giai đoạn 2013-2015
  • Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra
  • Phân tích ảnh hưởng các nhân tố tới sản xuất lạc 
  • Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra

2.4 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác lạc 

  • Định hướng
  • Giải pháp 

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư do chí phí đầu vào cao, tình hình thời tiết diễn biến xấu, thêm vào đó giá cả thị trường nhiều biến động là một trong số những nguyên nhân chính làm cho người nông dân chưa dám mạnh dạn đầu tư nhiều cho cây lạc, vì vậy đã làm cho hiệu quả sản xuất lạc chưa cao so với mong muốn, sự phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương.

3.2 Kiến nghị

Đối với người nông dân

  • Các hộ phải tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tăng cường đầu tư cho cây lạc, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật. 
  • Tích cực tìm hiểu các thông tin về thị trường giá cả, nhằm có kiến thức thêm về thị trường, tránh bị tư thương ép giá.
  • Mỗi một thành viên đều phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống kênh mương thủy lợi và đường giao thông nội đồng. 

Đối với UBND Phường

  • UBND phường cần có các chế độ ưu đãi hợp lý đối với các cán bộ khuyến nông để khuyến khích họ làm việc có hiệu quả hơn
  • Phường cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương cần được đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. 
  • Tích cực tìm kiếm các đối tác bên ngoài nhằm bao tiêu sản phẩm cho người dân, cho người vay vốn, đặc biệt là các hộ nghèo mà không cần thế chấp, có thể cho vay bằng vật tư nông nghiệp. 

Với nhà nước 

  • Nhà nước cần có các chính sách giá cả hợp lý, đặc biệt là các chính sách về giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
  • Nhà nước cần tìm các mối quan hệ với các nước bên ngoài nhằm tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, giải quyết đầu ra cho người dân để họ tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
  • hà nước cần có các chủ trương cho người dân vay vốn với lãi suất thấp để họ có vốn đầu tư cho trồng trọt và phát triển chăn nuôi, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

4. Tài liệu tham khảo

Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ HTX nông nghiệp Hương An các năm 2012-2015 

Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhiệm kỳ 2009-2014 

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân ở xã Thạch Mỹ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh

Tổng cục thống kê tỉnh thừa thiên huế (Email: thuathienhue@gso.gov.vn)|

Tổng cục thống kê http://gso.gov.vn

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM