Chiến lược Marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang

Thời trang là một trong các ngành có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường ngày nay. Xây dựng chiến lược Marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang là bài toán trông tưởng dễ nhưng lại cực khó đối với các chủ cửa hàng. Dưới đây là các chiến lược Marketing cho cửa hàng thời trang, mời các bạn cùng tham khảo.

Chiến lược Marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang

1. Xây dựng chiến lược marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang

Nghiên cứu khách hàng, đối thủ và đánh giá thực trạng kinh doanh của cửa hàng

Nhu cầu mua sắm quần áo, phụ kiện thời trang của khách hàng thay đổi liên tục, đặc biệt dịp cuối năm lễ hội tiệc tùng nhiều. Do vậy, bạn cần tìm hiểu những mẫu mã sản phẩm đáp ứng được thị hiếu, đối với khách quen nên tìm hiểu họ có mong muốn gì về sản phẩm của shop bạn. Phân tích những shop cạnh tranh sẽ giúp bạn đánh giá được hoạt động marketing của họ. Có thể học hỏi những ý tưởng hay hoặc biết những hạn chế để shop bạn không lặp lại.

Có mục tiêu, thông điệp truyền thông và khách hàng tiềm năng

Khi xây dựng kế hoạch marketing bạn cần xác định mục tiêu cụ thể, dễ hiểu, đo lường kết quả khả quan có thể đạt được ví dụ: giới thiệu BST mới, sale giảm giá, thanh lý hàng giảm giá hay tri ân khách hàng quen… Từ đó chọn được thông điệp truyền thông phù hợp với giá trị của thương hiệu, sản phẩm. Có thể shop bạn có rất nhiều giá trị tốt nhưng chỉ nên chọn 1 giá trị phù hợp với thời điểm để đồng nhất quảng bá. Một mặt, khách hàng không thể tiếp nhận được tất cả thông tin cùng một lúc.

Sáng tạo ý tưởng, tạo sự khác biệt

Sáng tạo nội dung quảng cáo cũng là một yêu cầu khá khó khăn. Tưởng tượng, chiến dịch marketing của bạn có những nội dung không hấp dẫn, ít người xem, thậm chí dùng hình ảnh, câu từ gây phản cảm. Hoặc bạn chọn hình thức rải tờ rơi, quảng cáo cho bất cứ ai đi đường trong khi những mẫu quảng cáo đó dập khuôn giống vô vàng những mẫu quảng cáo khác. Vậy làm sao khách hàng có thể nhớ đến bạn?

Nên đa dạng hình thức: video, hình ảnh, text, infographic… đến nội dung thể hiện. Content ngắn nhưng đánh trúng tâm lý người đọc hơn content dài liên miên mà chỉ khoe cái mà shop có không quan tâm đến thứ mà khách hàng cần chắc chắn sẽ thất bại.

Phát triển bán hàng đa kênh, khai thác tối đa hiệu quả marketing từ cửa hàng đến các kênh online

Sẽ là sai lầm nếu bạn tách biệt chiến lược marketing tại cửa hàng và các kênh online riêng biệt. Thói quen mua sắm của khách hàng không phân biệt đâu là kênh offline, đâu là kênh online, họ chỉ quan tâm đến sản phẩm, nên mua hay không. Do vậy, bạn cần kết hợp hai kênh này để tiếp thị sản phẩm tới khách hàng, càng ấn tượng khách hàng càng nhớ về thương hiệu, sản phẩm của bạn, tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng ra cao hơn.

  • Online marketing: giúp shop bạn tiếp cận nhanh chóng tới khách hàng mục tiêu, tăng nhận diện thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng đến cửa hàng hơn.
  • Offline marketing: tương tác với khách hàng liên tục, không ngắt quãng

Đừng quên phân bổ chi phí hợp lý

Giá Ads trong mùa lễ, dịp cuối năm thường khá cao. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải dồn hết ngân sách của mình vào chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Hãy thông minh khi phân bổ ngân sách giữa các kênh và hình thức quảng cáo cũng như sản phẩm bán chạy nhất, sản phẩm khuyến mãi để có thể duy trì ổn định khả năng marketing của shop. Tránh những rủi ro như chi tiêu ngân sách quá đà, trong khi doanh thu, lợi nhuận không đạt kế hoạch.

Xây dựng chiến lược marketing tốt sẽ giúp shop thời trang của bạn nhanh chóng thích nghi được với nhu cầu của thị trường đầy biến động. Đồng thời, hỗ trợ cửa hàng bạn hoạt động và phát triển đúng hướng, nâng cao vị thế trên thị trường, tăng khả năng cạnh trạnh với đối thủ.

2. 5 ý tưởng hay marketing cửa hàng kinh doanh thời trang

Khi cửa hàng quần áo của bạn đã sẵn sàng và chờ ngày khai trương, thách thức lớn nhất tiếp theo là marketing quần áo để sao cho càng nhiều người tiếp cận, biết đến càng tốt.

Những ngày này, trừ khi bạn có rất nhiều tiền, cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu quần áo của bạn là thông qua tiếp thị trực tuyến và mạng  truyền thông xã hội. Trong thực tế ngày càng có nhiều người mua quần áo trực tuyến và do đó dễ dàng hơn nhiều so với cố gắng tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn thông qua cửa hàng bán lẻ và truyền thống.

Ý tưởng số 1: Tạo một khẩu hiệu kết nối cảm xúc người tiêu dùng

Một điều bạn có thể làm ngay bây giờ và tạo ra một yếu tố khác biệt cho thương hiệu của bạn ví dụ như đưa ra một khẩu hiệu, slogan hoặc hashtag mà có thể kết nối cảm xúc với đối tượng mục tiêu của bạn. Ví dụ: nếu bạn nhắm mục tiêu một khán giả nữ thích đi du lịch, bạn có thể nghĩ ra ý tưởng để kết nối điểm chung của những người cùng sở thích này với nhau: có thể là cảm giác tự do trải nghiệm, hoặc truyền động lực, phấn khích khao khát muốn vòng quanh thế giới.

Vì vậy, một cái gì đó giống như “Travel With Attitude” hoặc “Wear The Power” có thể là một khẩu hiệu tuyệt vời hấp dẫn và cũng có thêm một chiều hướng khác cho thương hiệu cốt lõi của bạn.

Ý tưởng số 2: Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kể câu chuyện của bạn

Mọi người đều biết tầm quan trọng của truyền thông xã hội trong việc tiếp thị thương hiệu của họ. Nhưng khó khăn là không biết làm thế nào để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có hiệu quả. ROI của phương tiện truyền thông xã hội là rất thấp – ít nhất là trong ngắn hạn. Trừ khi bạn đã có kinh nghiệm trong thời gian dài, nếu không dường như thời gian và tiền bạc bị lãng phí trên phương tiện truyền thông xã hội.

Cách tốt nhất để tiếp cận các phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ tiếp thị là xem đó như là một phương tiện kể chuyện. Xây dựng một câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ và sau đó nghĩ ra cách để kể câu chuyện đó trên kênh truyền thông xã hội của bạn. Điều này có nghĩa là mọi bài viết, tweet, chia sẻ hoặc thích phải phù hợp với câu chuyện thương hiệu của bạn và thể hiện cá tính của thương hiệu của bạn theo cách này. Để điều này xảy ra, bạn sẽ phải xây dựng câu chuyện thương hiệu của mình như là một loạt các ý tưởng biểu đạt cảm xúc.

Ý tưởng số 3: Đẩy mạnh chiến dịch Giveaway

Các chiến dịch Giveaway rất hiệu quả  và nếu được thực hiện đúng cách có thể dẫn đến việc tăng tiếp xúc với thương hiệu quần áo và độ nhận diện trong suốt 4 tuần đầu ra mắt. Trong khoảng thời gian ban đầu quan trọng này, tất cả là về việc tăng khả năng tiếp cận đối tượng tiềm năng. Hầu hết các doanh nghiệp tìm kiếm doanh thu và không nghĩ đến bức tranh lớn hơn.

Hãy tạo ra những ý tưởng độc đáo kèm theo giveaway. Đây có thể là sản phẩm của riêng bạn hoặc từ nguồn khác, điều quan trọng là bạn nên thúc đẩy chiến dịch giveaway mạnh mẽ trên trang web của bạn, các kênh truyền thông xã hội và PR khác.

Ý tưởng số 4: Tìm đối tác đồng hành

Một cơ hội dễ bị mất lãng phí đó là khi nhìn vào tất cả những người chơi khác trong phân khúc thị trường của bạn là đối thủ cạnh tranh. Nhưng nếu bạn chịu quan sát và để ý, bạn sẽ thấy các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau nhưng cũng có thể là đối tác đôi bên cùng có lợi. Ví dụ: nếu bạn tìm thấy một thương hiệu chuyên về đồ bơi nhưng cũng có các mặt hàng khác tương tự như sản phẩm của bạn, sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để hợp tác với thương hiệu đó và xúc tiến quảng bá sản phẩm.

Sức mạnh của sự hợp tác trong ngành thời trang và may mặc xứng đáng với một vị trí riêng biệt. Nhưng theo dõi và tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác có thể giải đáp thắc mắc cho việc quảng cáo và “selling point”t của bạn.

Ý tưởng số 5: Tìm tài năng chưa được khám phá trên YouTube để trở thành Đại sứ Thương hiệu của bạn

Nếu bạn có tiền để thuê những người nổi tiếng nổi tiếng, đó là tuyệt vời. Nếu không thì đừng chờ đợi cho đến khi bạn có rất nhiều tiền để xem xét chiến lược tiếp theo.. Scour Youtube giúp bạn xác định và sắp xếp tài năng phù hợp với thương hiệu của bạn và nói chuyện với họ về quảng cáo chéo.Việc bạn cần làm là nuôi dưỡng và khuyến khích tài năng để khi họ làm cho nó lớn, thương hiệu của bạn sẽ được tiếp cận một cách tốt hơn.

Điều này nghe có vẻ như một chiến thuật khó khăn nhưng nó đảm bảo cung cấp cho bạn một ROI tuyệt vời.

3. 4 bước làm marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang

Đối với một cửa hàng thời trang, marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và đưa khách hàng đến với cửa hàng của mình. Thị trường kinh doanh cửa hàng thời trang rất dễ thay đổi, một chiến dịch marketing hiệu quả có thể giúp bạn xây dựng được một lượng lớn khách hàng trung thành. Khi thực hiện một chiến dịch marketing bạn phải đảm bảo được đó phải là một chiến dịch kết hợp giữa online và offline (cửa hàng) để có thể thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng là lớn nhất.

Sau đây là 4 bước làm marketing để đưa cửa hàng thời trang của bạn ra thị trường.

Bước 1:

Bạn phải xuất hiện trên mạng, trên hệ thống tìm kiếm để khách hàng của bạn có thể tìm thấy bạn khi họ muốn. Hãy thuê một nhà thiết kế website chuyên nghiệp, hiểu thị trường thời trang để xây dựng cho bạn một website vừa chuẩn trong lĩnh vực thời trang vừa chuẩn với các công cụ tìm kiếm (SEO). Khi ấy có thể bạn phải cần công cụ hỗ trợ từ google adwords để nghiên cứu những cụm từ hay từ khóa mà khách hàng có thể search liên quan tới lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Từ đó bạn xây dựng một website có nội dung thân thiện với khách hàng của mình (Content Marketing) giúp khách hàng của mình trải nghiệm lâu hơn mỗi khi họ đến thăm website.

Chẳng hạn như VNUNI là một công ty chuyên tư cung cấp phần mềm quản lý bán hàng. Khách hàng của họ là những shop thời trang, cửa hàng tạp hóa, minimart, siêu thị. Tuy nhiên trên website của họ không chỉ có thông tin về phần mềm bán hàng mà họ còn cung cấp cho khách hàng của họ rất nhiều những thông tin có giá trị như: Tư vấn kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, Kinh nghiệm mở cửa hàng quần áo, thời trang, Tư vấn kinh nghiệm mở siêu thị mini, Quy trình mở cửa hàng thời trang trẻ em,... Đó là cách mà họ đưa giá trị tới những khách hàng của mình. Bạn cũng có thể làm điều đó với khách hàng của bạn.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho bạn về việc xây dựng một hình ảnh online thì bạn nên tạo ra cho mình một blog kiểu như wordpress, blogspot để cập nhật hằng ngày những thông tin mới nhất và sự kiện nóng nhất trong ngành thời trang. Đó cũng là cách để bạn truyền thông tin tới khách hàng của bạn.

Bước 2:

Dùng những biển hiệu, quảng cáo in để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này càng cấp thiết và quan trọng hơn trong trường hợp cửa hàng của bạn không nằm trong những trung tâm thương mại hoặc nằm ở những địa điểm ít có được chú ý. Hãy treo những biển hiệu về cửa hàng của bạn ở bất cứ nơi nào có thể. Tiếp đó bạn sẽ phải cần phân phối những cardvisit đã bao gồm địa chỉ cửa hàng và địa chỉ website của bạn trên đó. Bất cứ bạn gặp ai, đi đâu nếu có cơ hội hãy trao cho họ cardvisit này và hẹn một ngày nào đó được gặp họ tại cửa hàng của bạn. Ngoài ra nếu bạn có ngân sách bạn có thể thực hiện một chiến dịch postcard để làm "thức tỉnh" những "tính đồ thời trang" địa phương về sự có mặt của cửa hàng thời trang của bạn. Lưu ý, bạn nên ghi rõ bản đồ trên postcard để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy cửa hàng của bạn.

Bước 3:

Tạo "hồ sơ" của cửa hàng bạn trên social media (truyền thông xã hội) chằng hạn như facebook, google plus, twitter, linkedin... Hay ở bất cứ nơi nào mà ở đó có sự hiện diện khách hàng tiềm năng của bạn để tiếp cận được với họ. Với mỗi trang, hãy gửi đi những lời mời kết bạn tới bạn bè, gia đình, người quen biết để mời họ trở thành bạn bè của bạn. Bạn phải tận dụng tối đa những mối quan hệ mà bạn quen biết để từ đó mở rộng vòng kết nối của bạn. Lưu ý là bạn phải điền hết tất cả những thông tin mà bạn có thể thêm như website, fanpage, địa chỉ, email.... Điều này không những cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết mà còn có tác dụng tích cực đối với các công cụ tìm kiếm (SEO). Hãy post bài viết một cách đều đặn về những nội dung mà bạn muốn khách hàng biết đến. Với mỗi post bạn cần thêm đường dẫn (link) để dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm mới nhất của bạn hoặc những sản phẩm mà khách hàng có thể quan tâm. Đặc biệt để đưa những sản phẩm thời trang mới nhất đến với nhiều khách hàng hơn, khuyến khích họ đến cửa hàng nhiều hơn bạn có thể triển khai một chiến lược kiểu như: Chỉ áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng cho những ai đã là fan, follower của social fanpage của bạn. Một cách thật tuyệt vời để gia tăng vòng kết nối của bạn.

Bước 4:

Hãy triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, bán hàng để phát triển công việc kinh doanh của bạn trong thời kỳ có sức mua sắm giảm của năm. Cho dù cửa hàng của bạn là kiểu nào thì khách hàng của bạn vẫn rất thích tiết kiệm tiền. Nên triển khai nhiều kiểu khuyến mãi khác nhau để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau bởi với mỗi nhóm khách hàng khác nhau thì sở thích của họ cũng sẽ khác nhau. Hằng năm, nên triển khai ít nhất một chiến dịch đặc biệt dành cho khách hàng trung thành của mình. Ngoài ra, bạn nên tận dụng những lễ hội, kỳ nghĩ được nhiều người quan tâm để tích hợp vào chương trình khuyến mãi hay bán hàng của bạn. Một không khí hết sức thuận lợi để bạn "hành động" với khách hàng.

4. Chiến lược marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang

Xây dựng chiến lược marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang như thế nào ? Có dễ để triển khai, áp dụng vào thực tế hay không? liệu bạn đã làm đúng chưa? Dưới đây là 1 số chiến lược để các bạn tham khảo.

Để xây dựng chiến lược Marketing cho cửa hàng kinh doanh thời trang mình chia ra làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Cửa hàng mới bắt đầu kinh doanh: Ưu tiên lựa chọn chiến lược định giá thâm nhập, tức định giá ở mức giá  thấp hơn giá thị trường.
  • Giai đoạn 2: Cửa hàng tiến hành chiến lược theo giá thị trường: Lúc này sẽ giúp bạn thu lại lợi nhuận, đồng thời tạo ra tiềm lực nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào thị trường, từng chiến lược marketing khác nhau mà cửa hàng áp dụng những hình thức tăng giá, giảm giá, khuyến mại khác nhau.

4.1 Chiến lược giá

Shop mới bắt đầu kinh doanh nên lựa chọn chiến lược định giá nhằm thâm nhập thị trường. Dựa vào quá trình phân tích giá trên thị trường đồng thời căn cứ vào số vốn bỏ ra để có thể đưa ra những mức giá phù hợp cho từng loại sản phẩm, không nên quá cao so với thị trường cũng như quá thấp, và phải đảm bảo vẫn đem về lợi nhuận tốt nhất có thể cho cửa hàng.

Các shop cũng nên lưu ý đến việc tiết kiệm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, khi đó, với giá thấp sẽ có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

  • Chất liệu đa dạng, mẫu mã đẹp, nguồn hàng dồi dào,… là những yếu tố thuận lợi cho việc lựa chọn và nhập nguồn hàng.
  • Luôn thay đổi nguồn hàng khác nhau để tạo ấn tượng mới mẻ cho khách hàng.
  • Nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp đến tay người dùng thông qua việc bán hàng trực tiếp và online, giao nhận hàng tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.

4.2 Xúc tiến

Quảng cáo:

  • Quảng cáo thông qua trang mạng xã hội như facebook, intergram, zalo, …
  • Có thể liên hệ với người thân quen ủng hộ và giới thiệu trong giai đoạn đầu.
  • Phát tờ rơi (không khuyến khích)
  • Thông qua các trang web, blog hay các trang rao vặt chuyên về thời trang.
  • Thu hút khách hàng bằng các biển hiệu.
  • Treo băng rôn.

Khuyến mãi:

  • Phát hành thẻ khách hàng thân thiết (tích điểm giảm giá).
  • Tạo các chương trình khuyến mại giảm giá trong các dịp lễ, ngày đặc biệt.
  • Giảm đặc biệt cho những đợt thanh lý.
  • Giảm cho những đơn hàng lớn.
  • Những sản phẩm khách hàng đã mua rồi có thể đổi lấy sản phẩm khác nhằm tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt cho cửa hàng.

Lưu ý: Các chương trình giảm giá tùy vào thị trường, giá cả, cũng như nguồn thu chi lúc đó mà đề ra những mức giá sao cho phù hợp.

4.3 Chiến lược cạnh tranh

Nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng từ bỏ đối thủ và đến với cửa hàng của bạn:

  • Chiến lược thích nghi cạnh tranh
  • Chiến lược phân biệt
  • Chiến lược phản ứng nhanh

Về phân phối:

  • Cách thiết kế: Nên sử dụng cách phân phối trực tiếp đến tay khách hàng thông qua việc bán hàng trực tiếp hoặc thông qua các gian hàng ảo online, giao hàng tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.
  • Giao hàng: Ở trên website, cửa hàng nên ghi rõ thông tin về cách thức giao nhận hàng, những địa điểm gần kho hàng, miễn phí vận chuyển thế nào. Hãy để khách hàng có thẻ chuyển khoản ngân hàng.
  • Quản lý: Phải luôn chú trọng đến hình ảnh sản phẩm, luôn cập nhật ý kiến của khách hàng. Đơn giản hóa các phương thức thanh toán, tránh giải thích rườm rà, và thao tác quá nhiều khiến khách hàng nản chí. Luôn giữ thái độ niềm nở trong giao tiếp, khéo léo trong cách chấp nhận cũng như từ chối việc mặc cả giá sản phẩm đối với khách hàng. Nếu được, hãy kèm theo các dịch vụ ưu đãi nếu có thể.
Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM