Luận văn Thương mại
Mục lục nội dung
1. Luận văn thương mại là gì?
Luận văn là khái niệm tương đương với khóa luận tốt nghiệp ở một số trường đại học, đây cũng có thể được gọi là chuyên đề. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường thấy quen thuộc với cách gọi luận văn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Luận văn là công trình nghiên cứu dưới hình thức một văn bản về một chủ đề bất kì nào đó được giao phó nghiên cứu hoặc dựa trên lựa chọn yêu thích của người làm luận văn. Luận văn thường được làm vào những năm khóa ở đại học hoặc sau đại học, để trình bày những kết quả nghiên cứu được của sinh viên về chủ đề đã chọn. Luận văn thường được áp dụng cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và những người đang thi lấy bằng Thạc sĩ.
- Luận văn tốt nghiệp là một dấu ấn vô cùng quan trọng trong những năm tháng giảng đường của mỗi sinh viên. Được coi là một công trình nghiên cứu cá nhân, vận dụng tất cả các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hành đã tiếp thu được trong suốt bốn năm đại học để đáp ứng yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn nhằm giải quyết một vấn đề thực tế thuộc chuyên ngành được đào tạo đặt ra.
- Luận văn tốt nghiệp đại học cũng là cách mà ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung cũng như các trường Đại học nói riêng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, quản lý chất lượng đầu ra của sinh viên. Đồng thời qua quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp sẽ bồi dưỡng cho sinh viên về tư duy sáng tạo và làm quen với các hoạt động nghiên cứu hoa học.
2. Cấu trúc chuẩn của một bài luận văn thương mại
2.1 Phần mở đầu
- Tầm quan trọng của đề tài: Cần trả lời được câu hỏi là tại sao phải thực hiện đề tài đã chọn cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Thông thường, đề tài phát hiện một vấn đề mới hay trái với quy luật thông thường để nhằm giải thích nó và đưa ra một kết luận cụ thể có ích về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa một đề tài nghiên cứu khoa học và một báo cáo hay tường trình – chỉ mang tính tường thuật lại sự kiện, hiện tượng để đưa ra nhận xét, kết luận.
- Mục tiêu của đề tài: Có thể lồng vào phần Tầm quan trọng của đề tài hay tách riêng. Phần này cho biết mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vấn đề gì. Nếu cần, có thể chia ra thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải logic để phục vụ mục tiêu tổng quát.
- Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài nhằm đạt được mục tiêu tổng quát.
- Nội dung của đề tài: Trình bày sơ lược nội dung các chương, nhưng phải thể hiện được tính logic giữa các chương. Không nên trình bày theo kiểu liệt kê mà phải thể hiện được sự liên kết giữa các chương.
2.2 Phần nội dung
Cơ sở lý luận: Giải thích các lý thuyết cũng như các kết quả thực nghiệm có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Chỉ nên chọn các khía cạnh thật sự có liên quan đến nội dung của phần tiếp theo.
Nội dung:
- Tùy thuộc vào loại đề tài. Có thể là kiểm định giả thuyết hay mô tả định lượng để rút ra kết luận hay xây dựng mô hình mới.
- Nếu có kiểm định giả thuyết thì cần phải trình bày rõ là sử dụng mô hình gì để kiểm định. Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình và kỳ vọng về kết quả dựa trên phần cơ sở lý luận đã trình bày ở trên.
2.3 Phần kết luận
Tóm tắt lại nội dung của đề tài và rút ra kết luận.
Tài liệu tham khảo
3. Hướng dẫn cách viết luận văn thương mại điện tử
3.1 Quy trình thực hiện luận văn
Bước 1. Lựa chọn chủ đề và đặt tên cho đề tài luận văn
Sinh viên cần phải thống nhất được chủ đề nghiên cứu, nên là những đề tài mang tính thời sự, cấp thiết, có nhiều người quan tâm và có đủ số liệu để thu hút được sự quan tâm của người khác. Sau đó, đặt tên cho đề tài.
Tên đề tài tránh các tên chung chung, cùng một vài từ ngữ mang tính khái quát như (một vài, một số, chỉ, vài,…) và tên đề tài cần độc đáo, có sự sáng tạo nhưng vấn khái quát hết được nội dung của bài luận văn.
Bước 2. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
Tiếp đó, sinh viên phải lên kế hoạch nghiên cứu cũng như đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết để tạo cơ sở và tiền đề cho viết luận văn.
Đề cương sơ bộ chính là mục lục trong luận văn sau này, còn đề cương chi tiết là phần chương mở đầu của luận văn.
Xây dựng kế hoạch viết luận văn kéo dài từ 3-7 tuần, bao gồm phân công nhiệm vụ (nếu làm việc nhóm), làm những việc gì, thời gian ra sao, bao giờ cần phải hoàn thành xong,… để đảm bảo tiến độ của luận văn.
Bước 3. Trình đề cương cho người hướng dẫn tham khảo và bàn luận
Mỗi sinh viên khi làm luận văn đều được các giảng viên hướng dẫn đúng chuyên ngành của mình, vì vậy, hãy trình đề cương cho người hướng dẫn để tham khảo bởi họ là những người có kinh nghiệm, có định hướng đúng đắn cho bài luận văn của các bạn đạt được phong độ tốt nhất có thể.
Bước 4. Sưu tầm tài liệu, lữu trữ, chọn lọc và lập danh mục ghi nhớ
Sinh viên sau đó cần sưu tầm, tìm kiếm các nguồn tài liệu chính gốc của chính phủ hoặc của các tổ chức đáng tin cậy như WTO, IMF,…để trích dẫn số liệu, bên cạnh đó phải lưu trữ lại những nguồn tiềm kiếm đó trên một danh sách để khi làm tới phần tài liệu tham khảo không bị mất nguồn và mất thời gian tìm kiếm lại.
Bước 5. Viết luận văn
Sau tất cả, sinh viên hãy bắt tay vào viết luận văn theo những gì mình tìm kiếm và nghiên cứu. Phần viết luận văn có thể kết hợp với phần sưu tầm tài liệu để đảm bảo tính liên kết, chặt chẽ và không mất các nguồn tài liệu có giá trị sau khi tìm kiếm được.
Bước 6. Bảo vệ luận văn
Đây là bước cuối cùng trong việc viết luận văn, chính là bảo vệ luận văn trước Hội đồng bằng hình thức phỏng vấn thông qua các câu hỏi vấn đáp mang tính hiểu hoặc nâng cao hơn. Trước khi bảo vệ trước Hội đồng, khuyến khích các bạn sinh viên nên viết tóm lược bài luận văn của mình một cách tổng quan nhất để nắm được nội dung và mục đích chính của luận văn.
3.2 Bố cục luận văn
Nội dung chính của một bài luận văn gồm nhiều chương. Tùy theo nội dung nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành, bậc đào tạo mà có số chương khác nhau, nhưng thông thường gồm các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu chủ đề nghiên cứu của luận văn để làm rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chủ đề. Nội dung bao gồm bối cảnh, đặt ra các giả thuyết và mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được.
a) Chương này thường gồm các phần sau:
- Đặt vấn đề nghiên cứu: Nêu lý do hay sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu chung: Mục tiêu cơ bản, cuối cùng, tổng quát của đề tài nghiên cứu.
- Mục tiêu cụ thể: Phát triển mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn, ở mức độ chi tiết, nhằm nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của đề tài.
b) Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Địa bàn, cơ quan nghiên cứu.
- Thời gian: Thời gian thu thập số liệu, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Nội dung phải tổng quan được tài liệu liên quan đến chủ đề của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. Tài liệu phải có tính cập nhật, viết có tính phân tích tổng hợp và chuẩn xác.
Phải ghi đầy đủ họ và tên tác giả, năm, tên bài nghiên cứu, số liệu, phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a) Cơ sở lý luận.
Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu.
Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu được nghiên cứu của tác giả.
b) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu
Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích số liệu.
Trình bày và thảo luận các lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các kết quả thực hiện về vấn đề nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước để làm cơ sở cho các bổ sung.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn (ví dụ mô hình sự thỏa mãn của nhân viên, mô hình lòng trung thành của khách hàng…).
- Trình bày chi tiết về phương pháp phân tích.
Chương 4: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu (Cơ quan hoặc địa bàn nghiên cứu)
- Tên chương này phải điều chỉnh cho phù hợp với từng nội dung đề tài.
- Khái quát địa bàn nghiên cứu, tổ chức có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Tổng quan về môi trường vĩ mô, sản xuất kinh doanh của ngành, các thể chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
Chương 5: Kết quả và thảo luận
Tên chương chỉ mang tính gợi ý, tùy theo nội dung nghiên cứu chương này có thể được điều chỉnh thành nhiều chương theo mục của đề tài.
3.3 Định dạng văn bản
Thông thường, ở đại đa số các trường Đại học ở Việt Nam sẽ yêu cầu sử dụng kích thước chữ 13 (hoặc 14), font chữ Time New Roman của bảng mã Unicode cho bài luận văn tốt nghiệp đại học và cả luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, cao học.
Đối với định dạng soan thảo trên Microsoft Word, định dạng và căn lề luận văn thông thường sẽ là:
- Lề trên (top margin) 3.5 cm, lề dưới (bottom margin): 3 cm, lề trái (left margin): 3.5 cm, lề phải (right margin): 2 cm. Đặt ở chế độ line spacing 1.5 Lines, mật độ chữ giữa các dòng bình thường, không nén, không giãn cách.
- Số trang ở vị trí trên đầu mỗi trang giấy, đánh số ở giữa trang.
- Về đồ thị, trong bài luận văn tốt nghiệp sẽ sử dụng 6 dạng đồ thị bao gồm: Bar: Biểu đồ thanh; Area: Biểu đồ biểu đồ diện tích; XY (Scatter): Biểu đồ XY (dạng Phân tán); Column: Đồ thị Dạng cột; Line: Đồ thị dạng đường; Pie: Biểu đồ hình tròn.
3.4 Bìa của luận văn
Thông thường, các bạn sinh viên thường rất chú trọng đến phần nội dung mà quên mất rằng mình cũng cần trau chuốt cho tấm bìa luận văn tốt nghiệp. Đừng xem nhẹ tầm quan trọng của bìa luận văn. Bìa luận văn sẽ là thứ đầu tiên mà người đọc nhận được bài luận của bạn. Nó chính là “ấn tượng đầu tiên” khiến cho đọc giả ấn tượng, thích thú hay khó chịu, không hài lòng… ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của bài luận văn.
Ở một số trường đại học có chuẩn bị mẫu bìa luận văn tốt nghiệp riêng, bạn chỉ cần sử dụng mẫu sẵn có và kê khai các thông tin cá nhân cũng như đề tài, giáo viên hướng dẫn…
4. Một số lỗi thường gặp khi viết luận văn ngành thương mại
Đề tài cũ kỹ, trùng lắp với các đề tài đã có. Điều đáng tiếc là nhiều sinh viên bỏ công sức và thời gian (rất quý báu) của mình ra làm một việc ít có lợi là thực hiện lại các đề tài đã có. Điều này khiến cho đề tài dễ bị nghi vấn là sao chép và thiếu tính sáng tạo.
Viết bài theo kiểu liệt kê, không có giải thích. Điều cần lưu ý là khi tác giả viết ra thì tác giả có thể hiểu dễ dàng. Tuy nhiên, người đọc đôi khi không hay khó hiểu. Chính vì lý do này nên tác giả cần giải thích – càng ngắn gọn, súc tích càng tốt – về những điều được trình bày. Đối với những vấn đề quá đơn giản, cũng có thể không cần giải thích.
Phần cơ sở lý luận, nội dung chính và kết luận không có liên hệ với nhau. Phần cơ sở lý luận thường được trình bày tràn lan, không có trọng tâm, đôi khi không có liên quan đến nội dung chính của bài. Bên cạnh đó, thường các phần trình bày trong các chương không có liên hệ, bổ sung cho nhau. Về nguyên tắc, tất cả những điều trình bày trong luận văn phải có liên hệ với nhau để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Sinh viên dùng lẫn lộn dấu chấm và dấu phẩy trong khi viết số. Thí dụ: Sinh viên thường hay viết 123,456,789 thay vì nên viết 123.456.789 để cho biết đây là 123 triệu … Số liệu trong bài được trình bày thiếu nhất quán (không theo lề phải), dùng ký hiệu và viết tắt tùy ý, rối rắm làm người đọc không hiểu. Trên nguyên tắc, tất cả những từ viết tắt phải được ghi chú ngay từ đầu và nên cố gắng càng ít viết tắt càng tốt.
Tài liệu tham khảo được dẫn chưa đúng. Hầu như các sinh viên chỉ liệt kê tài liệu tham khảo cuối luận văn mà không chỉ rõ là tài liệu tham khảo nào được sử dụng ở đâu. Thí dụ về một các dẫn tài liệu đúng: “Do thông tin bất đối xứng nên rất có thể khi mua một hàng hóa đã qua sử dụng người mua sẽ mua được hàng hóa không đúng chất lượng (Ninh 2003, tr. 18).” Sau đó tài liệu tham khảo này (Ninh 2003) phải được liệt kê ra ở danh sách tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC dựa vào tên (hay họ – nếu là tác giả nước ngoài) của tác giả.
Trong các bài viết có đề ra giải pháp: Các giải pháp được nêu ra quá nhiều, đôi khi mâu thuẫn với nhau (nhứt là khi triển khai thực hiện). Đồng thời, sinh viên thường không phân tích tính khả thi và thứ tự ưu tiên của các giải pháp này. Trong thực tế, vì nguồn lực có giới hạn nên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả các giải pháp được đề xuất, do đó cần phải chọn lọc. Trong một số trường hợp, sinh viên đề xuất giải pháp mâu thuẫn ngay cả đối với mục tiêu của đề tài.
Một số sinh viên không phân biệt giữa tỷ lệ và tỷ trọng nên thường dùng dấu % để chỉ cả hai, dễ tạo sự nhầm lẫn.
Một số sinh viên viết câu chưa đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy chưa hợp lý. Điều cần lưu ý là còn sai chánh tả. Chẳng hạn, một sinh viên, trong luận văn tốt nghiệp của mình, đã viết “tập chung gà sót” thay vì “tập trung rà soát.”
Theo thông lệ, nếu trong trường hợp liệt kê thì trước dấu ba chấm phải có dấu phẩy. Nếu không có dấu phẩy trước dấu ba chấm thì người đọc hiểu đó là câu lửng (có thể bỏ lửng vì chủ ý của tác giả) và người đọc hiểu sao cũng được. Trong nghiên cứu khoa học, nên hết sức tránh điều này.
5. Mẫu đề tài luận văn thương mại
5.1. Các đề tài luận văn thương mại điện tử hay nhất
1. Luận văn tốt nghiệp thương mại: Hoạt động marketing của các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các khách sạn Việt Nam
2. Luận văn thương mại Trung Quốc với chiến lược xâm nhập thị trường Châu Phi và bài học cho Việt Nam
3. Luận văn thương mại điện tử: Giải pháp phát triển cơ hội kinh doanh cho ngành dệt may Việt nam trong khủng hoảng tài chính hiện nay
4. Luận văn: Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
5. Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cơ bản để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ở Việt Nam từ nay đến 2020
6. Luận văn tốt nghiệp: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc và định hướng đến năm 2015
7. Luận văn Các giải pháp phát triển vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Vietnam Airlines
8. Luận văn: Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
9. Luận văn Thương mại: Quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập
10. Luận văn tốt nghiệp: Các giải pháp về vốn để phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam
11. Luận văn thương mại điện tử: Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam
12. Luận văn Một số vấn đề về hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO
13. Luận văn thương mại: Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Nhật Bản trong đàm phán thương mại quốc tế với các đối tác Việt Nam
5.2 Mẫu luận văn tốt nghiệp ngành thương mại điện tử tiêu biểu nhất
1. Luận văn: Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến hành vi tiêu dùng hàng thực phẩm của người Việt Nam
2. Luận văn tốt nghiệp: Xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam
3. Khóa luận tốt nghiệp: Văn hoá kinh doanh của Anh và những ảnh hưởng đến đàm phán thương mại quốc tế tại quốc gia này
4. Luận văn tốt nghiệp ngành thương mại điện tử: Sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007 tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
5. Chuyên đề tốt nghiệp thương mại điện tử: Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế. Thực trạng và giải pháp
6. Khóa luận tốt nghiệp thương mại điện tử: Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
7. Khóa luận: Chiến lược đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt Thực trạng và giải pháp
8. Luận văn tốt nghiệp: Chính sách ngoại thương của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ
9. Luận văn thương mại điện tử: Vai trò các chính sách hỗ trợ tài chính đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
10. Luận văn tốt nghiệp thương mại điện tử: Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
11. Luận văn thương mại điện tử: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
12. Luận văn tốt nghiệp thương mại điện tử: Vận dụng lý thuyết thị trường ngách trong kinh doanh: Kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
Trên đây là một số thông tin hướng dẫn giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình theo đúng quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các mẫu luận văn thương mại được chia sẻ trên eLib làm tư liệu học tập cho môn học của mình như:
Cùng tham khảo ngay nhé! Chúc các bạn đạt điểm cao cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tham khảo thêm
- pdf
Thực trạng và giải pháp cơ bản để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ở Việt Nam từ nay đến 2020
- pdf
Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
- pdf
Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam
- pdf
Một số vấn đề về hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO
- pdf
Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế. Thực trạng và giải pháp
- pdf
Trung Quốc với chiến lược xâm nhập thị trường Châu Phi và bài học cho Việt Nam
- pdf
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc và định hướng đến năm 2015
- pdf
Quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập
- pdf
Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Nhật Bản trong đàm phán thương mại quốc tế với các đối tác Việt Nam
- pdf
Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến hành vi tiêu dùng hàng thực phẩm của người Việt Nam