Luận án TS: Hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1945 - 1954

Luận án Hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1945 - 1954 khảo sát, trình bày có hệ thống sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở Pháp qua các giai đoạn và phục dựng những hoạt động yêu nước của họ trong giai đoạn 1945 – 1954; nêu lên đặc điểm, tính chất của hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp trong giai đoạn 1945 – 1954; khẳng định những đóng góp của họ đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc.

Luận án TS: Hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1945 - 1954

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm rõ đóng góp của người Việt Nam ở Pháp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).

Góp phần bổ sung thêm một nội dung quan trọng cho nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nói riêng.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án sẽ được xác định là: các hoạt động yêu nước của toàn bộ những người Việt Nam sống ở Pháp nhằm ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).

Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề trong phạm vi không gian ở Pháp – nơi diễn ra hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp.
  • Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1945 -1954.
  • Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở Pháp và những hoạt động yêu nước của họ nhằm ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử. Thông qua các nguồn tư liệu có được, tác giả trình bày quá trình hình thành và biến đổi của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp theo trình tự thời gian từ khi những người Việt Nam đầu tiên đặt chân tới nước Pháp tới giai đoạn 1945 – 1954. Bên cạnh đó là diễn biến của hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp trong giai đoạn 1945 - 1954.

Phương pháp logic. Tác giả sử dụng phương pháp logic để nghiên cứu tổng quát sự hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Pháp và hoạt động yêu nước của họ trong giai đoạn 1945 – 1954 để rút ra bản chất của phong trào.

Bên cạnh hai phương pháp chủ đạo trên, luận án cũng sử dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh… Sử dụng phương pháp phỏng vấn các nhân chứng là cựu kiều bào tại Pháp hiện đang sống tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài

  • Những công trình nghiên cứu về Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
  • Những công trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam tại Pháp 

Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài

  • Những vấn đề đã được làm rõ 
  • Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu

2.2 Quá trình hình thành

Sự hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

  • Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp trước năm 1930
  • Cộng đồng người Việt Nam ở Pháp từ năm 1930 đến năm 1945

Một số tổ chức và hoạt động của người Việt Nam ở Pháp trước năm 1945

  • Một số tổ chức của người Việt Nam ở Pháp trước năm 1945
  • Hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở Pháp

Bối cảnh mới và những hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1945 - 1946 

  • Bối cảnh lịch sử mới và sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1945 – 1946 
  • Những hoạt động cụ thể của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1945-1946

2.3 Hoạt động yêu nước

Hoàn cảnh lịch sử sau Tạm ước 14/9/1946 và Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng Cộng sản Đông Dương

  • Hoàn cảnh lịch sử sau Tạm ước 14/9/1946 
  • Đường lối toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hoạt động yêu nước hướng tới ủng hộ cuộc kháng chiến của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1946 – 1950

  • Sự ra đời của Phái đoàn thường trực đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp
  • Hoạt động đấu tranh của lực lượng lính thợ Việt Nam tại Pháp
  • Hoạt động yêu nước của trí thức và các thành phần khác trong cộng đồng người Việt nam ở Pháp

Giai đoạn 1950- 1954

  • Những nhân tố mới tác động đến phong trào đấu tranh
  • Phong trào đấu tranh

2.4 Một số nhận xét

Những đóng góp nổi bật của phong trào

  • Sự đóng góp to lớn về vật chất và tinh thần cho công cuộc kháng chiến kiến quốc 
  • Những nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp

Đặc điểm của hoạt động yêu nước của người Việt Nam tại Pháp giai đoạn 1945 - 1954

  • Tình trạng phân hóa dẫn đến sự thiếu thống nhất về mặt tổ chức trong phong trào yêu nước của người Việt Nam tại Pháp
  • Sự nhất quán về mục tiêu đấu tranh
  • Có sự khác biệt về thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia các tổ chức
  • Đấu tranh chính trị và hợp hiến hợp pháp giữ vai trò chủ đạo

3. Kết luận

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc kết thúc thắng lợi, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới với những nhiệm vụ chiến lược đầy cam go. Khối đại đoàn kết dân tộc theo đó vẫn tiếp tục và cần được nâng lên ở tầm cao mới. Trước yêu cầu mới của lịch sử, đóng góp quý giá của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp lại tiếp tục được ghi nhận trong sự nghiệp xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975). Tháng 4 năm 1976, Hội người Việt Nam tại Pháp đã chính thức được thành lập. Đây là tổ chức có tính hợp pháp và công khai nhất của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. Trên cơ sở một tổ chức thống nhất, rộng rãi này, Việt kiều tại Pháp tiếp tục hướng về quê hương và có những đóng góp thiết thực cho đất nước.

4. Tài liệu tham khảo

Bài báo Đảng Cộng sản Pháp gọi lao động Đông Dương ra tranh đấu, Mã số: II3/120/B1.6, Phòng Lưu trữ Viện Lịch sử Đảng.

Bài báo Địa vị của lao động và quân lính Đông Dương tại Pháp trong ngày quốc tế tranh đấu của Đảng Cộng sản Pháp, Mã số: II3/120/B1.5, Phòng Lưu trữ Viện Lịch sử Đảng.

Bản thể hiện tiếng nói của Việt kiều ở Pháp, trích trong Bảng tin của nhóm Việt Trinh, số 1140, ngày 20/2/1951, Mã số: 11350, lưu trong tập tài liệu số 131, Trung tâm Lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp.

Bản thể hiện tiếng nói của Việt kiều ủng hộ Chính phủ VNDCCH, Mã số: D1/27.18, Phòng Lưu trữ Viện Lịch sử Đảng....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM