Luận án TS: Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an Nhân dân phía Nam

Luận án Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an Nhân dân phía Nam tổng quan tình hình nghiên cứu về cảm xúc và sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên; xây dựng cơ sở lý luận về sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân; khảo sát thực trạng kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân phía Nam và chỉ ra các yếu tố tác động đến sự kiểm soát cảm xúc; đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc cho sinh viên.

Luận án TS: Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an Nhân dân phía Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân phía Nam, chỉ ra các yếu tố tác động đến sự kiểm soát cảm xúc. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc cho sinh viên.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cảm xúc âm tính cần kiểm soát, tác nhân gây cảm xúc âm tính và cách kiểm soát cảm xúc âm tính.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về nội dung nghiên cứu: sự kiểm soát cảm xúc âm tính của sinh viên, tác nhân gây cảm xúc âm tính, cách kiểm soát cảm xúc của sinh viên trong tình huống để lại dấu ấn cảm xúc mạnh mẽ với sinh viên, làm rõ một số yếu tố tác động đến sự kiểm soát cảm xúc âm tính của sinh viên, cụ thể là tác động của cường độ cảm xúc, tự đánh giá về sự kiện gây ra cảm xúc, nhận thức về trách nhiệm của bản thân và yêu cầu đào tạo của ngành.
  • Về khách thể nghiên cứu: Sinh viên thuộc năm thứ nhất và năm cuối theo hai hệ đào tạo Chính quy và Liên thông
  • Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên 02 trường gồm Đại học An ninh nhân dân và Đại học Cảnh sát nhân dân.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích dữ liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp và tham vấn cá nhân.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Những nghiên cứu về cảm xúc

  • Những nghiên cứu ở nước ngoài
  • Những nghiên cứu ở trong nước

Những nghiên cứu về kiểm soát cảm xúc

  • Những nghiên cứu ở nước ngoài
  • Những nghiên cứu ở trong nước

2.2 Cơ sở lí luận

Cảm xúc

  • Khái niệm cảm xúc
  • Các loại cảm xúc cơ bản và ảnh hưởng của nó đến sinh viên

Kiểm soát cảm xúc

  • Kiểm soát (dưới góc độ tâm lý)
  • Khái niệm kiểm soát cảm xúc

Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân

  • Sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân
  • Những cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân cần kiểm soát và tác nhân làm nảy sinh cảm xúc
  • Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên và các cách kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân
  • Các yếu tố tác động đến sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên

2.3 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu

  • Địa bàn nghiên cứu
  • Khách thể nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu

  • Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
  • Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn
  • Giai đoạn 3: Nghiên cứu trường hợp và thử nghiệm tham vấn cá nhân

Các phương pháp nghiên cứu

  • Nghiên cứu tài liệu
  • Điều tra bằng bảng hỏi
  • Phỏng vấn sâu
  • Nghiên cứu trường hợp
  • Tham vấn cá nhân
  • Phương pháp phân tích

2.4 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Thực trạng các cảm xúc cần kiểm soát của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân phía Nam

  • Các cảm xúc cần kiểm soát
  • Tần suất xuất hiện của các cảm xúc cần kiểm soát
  • Tác nhân nhà trường làm nảy sinh cảm xúc cần kiểm soát

Thực trạng kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân phía Nam

  • Kiểm soát cảm xúc tức giận
  • Kiểm soát cảm xúc buồn chán
  • Kiểm soát cảm xúc lo âu

Các yếu tố tác động đến sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân phía Nam

  • Cường độ cảm xúc cần kiểm soát
  • Tự đánh giá về sự kiện gây ra cảm xúc
  • Nhận thức về trách nhiệm của bản thân và yêu cầu đào tạo của ngành

Nghiên cứu trường hợp điển hình và thử nghiệm biện pháp tham vấn cá nhân

  • Nghiên cứu trường hợp điển hình
  • Thử nghiệm biện pháp tham vấn cá nhân

3. Kết luận 

Nghiên cứu cảm xúc và kiểm soát cảm xúc là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đây là một lĩnh vực phức tạp và có tính chất liên ngành. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát cảm xúc được tiến hành theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, song chủ yếu được đề cập, lồng ghép trong các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, quản lý cảm xúc và giao tiếp xã hội. Những nghiên cứu kiểm soát cảm xúc với cách tiếp cận khảo sát về cách kiểm soát thì còn rất khiêm tốn, nhất là với khách thể nghiên cứu là sinh viên thuộc khối trường Công an nhân dân thì vẫn còn hạn chế. Theo đó, việc nghiên cứu sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên các trường Đại học Công an nhân dân phía Nam để đề xuất các biện pháp giúp nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

4. Tài liệu tham khảo

Trần Thị Tú Anh (2010), Bước đầu sử dụng “Thang đo ứng phó của trẻ vị thành niên (ACS)” để tìm hiểu đặc điểm ứng phó với khó khăn của trẻ vị thành niên thành phố Huế, Tạp chí Tâm lý học, số 10 (139).

Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục.

Lâm Thanh Bình (2006), Tính tự tin và cảm xúc lo lắng của học sinh trung học cơ sở Hà Nội, Tạp chí Tâm lý học, số 4 (85).

Travis Bradberry – Jean Greaves (2012), Thông minh cảm xúc để hạnh phúc và thành công, NXB Phụ nữ....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM