Luận án TS: Kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật

Luận án Kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật tổng quan những thành tựu nghiên cứu về kỹ năng, kỹ năng học tập môn học; xây dựng khái niệm công cụ về kỹ năng học tập của sinh viên SPKT; khảo sát thực trạng, chỉ ra các thành phần, biểu hiện mức độ kỹ năng học tập của sinh viên SPKT, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của thực trạng, lý giải nguyên nhân của thực trạng; đề xuất biện pháp tác động sư phạm và thực nghiệm tác động rèn luyện kỹ năng học tập của sinh viên SPKT, góp phần phát triển kỹ năng học tập của sinh viên ngành SPKT.

Luận án TS: Kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra các kỹ năng thành phần, các biểu hiện, mức độ kỹ năng học tập của sinh viên SPKT, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập của sinh viên SPKT, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động rèn luyện kỹ năng học tập góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên SPKT.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các kỹ năng thành phần, các biểu hiện và mức độ kỹ năng học tập của sinh viên SPKT

Phạm vi nghiên cứu:

  • Giới hạn về nội dung: nghiên cứu kỹ năng học tập của sinh viên SPKT qua việc giải quyết bài toán kỹ thuật như là trình độ thực hiện hành động về mặt kỹ thuật hành động tâm lí 
  • Giới hạn về địa bàn nghiên cứu nghiên cứu ở ba trường đại học SPKT: Trường Đại học SPKT Hưng Yên; trường Đại học SPKT Vinh và trường Đại học SPKT Vĩnh Long.
  • Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Khách thể khảo sát thực trạng: 644 sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư hệ chính qui bậc đại học các chuyên ngành SPKT, trong đó Đại học SPKT Hưng Yên với 212 sinh viên; Trường ĐH SPKT Vinh với 221 SV; trường Đại học SPKT Vĩnh Long với 231 sinh viên; Khách thể thực nghiệm tác động: 40 sinh viên SPKT năm thứ 3 trường Đại học SPKT Hưng Yên; Phỏng vấn: 12 giảng viên, cố vấn học tập và chuyên viên đào tạo.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu, văn bản các bài báo, công trình đã công bố để tổng quan, tạo cơ sở cho việc xây dựng khung lí thuyết của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp phân tích chân dung tâm lí
  • Phương pháp đánh giá sản phẩm hoạt động qua giải bài tập tình huống học tập và bài toán kỹ thuật
  • Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm với sự trợ giúp của SPSS phiên bản 19.0.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam

  • Nghiên cứu về kỹ năng học tập, kỹ năng học tập của sinh viên ở nước ngoài
  • Nghiên cứu về kỹ năng học tập của sinh viên ở Việt Nam

Lí luận về kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật

  • Kỹ năng và kỹ năng học tập
  • Hoạt động học tập và kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật 
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật

2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

  • Địa bàn nghiên cứu
  • Khách thể nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu

  • Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận
  • Giai đoạn 2: Khảo sát và đánh giá thực trạng
  • Giai đoạn 3: Đề xuất các biện pháp tác động sư phạm và tổ chức thực nghiệm

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.

  • Phương pháp nghiên cứu lí luận 
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp đánh giá sản phẩm hoạt động qua giải bài tập tình huống học tập
  • Phương pháp phân tích chân dung tâm lí
  • Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm
  • Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS

2.3 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Thực trạng mức độ kỹ năng học tập của sinh viên các trường sư phạm kỹ thuật theo kết quả trưng cầu ý kiến 

  • Mức độ biểu hiện kĩ năng học tập của sinh viên theo mẫu chung
  • Mức độ biểu hiện các nhóm kĩ năng học tập theo các biến
  • Mức độ biểu biện kĩ năng học tập cụ thể ở các trường sư phạm kỹ thuật
  • Nhóm kĩ năng làm việc nhóm trong học tập
  • Tương quan giữa các nhóm kĩ năng học tập và dự báo sự biến đổi kĩ năng học tập của sinh viên

Kết quả giải bài tập tình huống 

  • Nhóm kĩ năng tiếp nhận thông tin
  • Nhóm kĩ năng xử lí thông tin
  • Nhóm kĩ năng sử dụng thông tin
  • Nhóm kĩ năng làm việc nhóm
  • Kết quả giải bài toán thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật

Phân tích chân dung tâm lí một số sinh viên đại diện các trường sư phạm kỹ thuật

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến kĩ năng học tập nghề nghiệp của sinh viên

Đánh giá chung kĩ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật

  • Những kĩ năng nổi trội của sinh viên được khảo sát trong học tập môn tâm lí học nghề nghiệp 
  • Những hạn chế cơ bản
  • Nguyên nhân của những kĩ năng biểu hiện nổi trội và nguyên nhân của những hạn chế trong kỹ năng học tập của sinh viên

Đề xuất một số biện pháp tâm lí sư phạm và thực nghiệm

  • Cơ sở đề xuất biện pháp tác động sư phạm
  • Đề xuất một số biện pháp tâm lí sư phạm
  • Kết quả thực nghiệm
  • Kết luận thực nghiệm

3. Kết luận 

Nghiên cứu lí luận cho thấy, có đã chỉ rõ nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kĩ năng, kỹ năng học tập cũng như cách phân loại kỹ năng học tập. Kỹ năng học tập của SV SPKT là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được lĩnh hội vào thực hiện các hành động học tập thuộc môn học nghiệp vụ sư phạm và kỹ thuật chuyên ngành một cách có kết quả trong những điều kiện nhất định. Kỹ năng học tập của SV SPKT có cấu trúc tâm lí phức tạp, bao gồm nhiều nhóm kỹ năng thành phần. Trong nghiên cứu này, tác giả luận án đã xác định được kỹ năng học tập của SV SPKT gồm bốn nhóm kĩ năng thành phần: kĩ năng tiếp nhận thông tin, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng vận dụng thông tin, kĩ năng làm việc nhóm học tập và cụ thể hóa từng kỹ năng để có thể đo nghiệm, đánh giá.

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Danh Ánh (1977), Phân tích tâm lí đặc điểm hình thành kỹ năng thiết kế kỹ thuật cho sinh viên và học sinh học nghề Việt Nam (nghề điện), Luận án tiến sĩ, Matxcơva.

Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, số 29- NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới GD Đại học Việt nam giai đoạn 2006 - 2020.

Nguyễn Văn Bính (2003), Cải tiến phương pháp dạy học theo định hướng tăng cường bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, Tạp chí KHGD, số 6, tr.6-8....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM