Hướng dẫn cách kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP, hàm AND, hàm OR trong Excel
Excel là ứng dụng văn phòng hữu ích và cần thiết với những ai thường xuyên thao tác trên bảng tính. Đặc biệt là sử dụng hàm IF trong Excel để thực hiện các công việc tính toán được chính xác và hiệu quả. Hàm IF là hàm điều kiện trọng Excel, được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với rất nhiều hàm khác để gán nhiều điều kiện. Cách sử dụng Hàm IF cũng rất dễ như cái tên của nó vậy. Với những ai đang còn thắc về cách sử dụng hàm IF ra sao thì hướng dẫn dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời xứng đáng nhất.
Mục lục nội dung
1. Hướng dẫn sử dụng Hàm if cơ bản
Công dụng: trả về giá trị nếu thỏa mãn điều kiện đưa ra
Công thức chung: =if(logical_test, value_if_true, value_if_ false)
Trong đó:
logical_test: biểu thức điều kiện, là biểu thức logic.
Value_if_true: giá trị đúng. Là giá trị nhận được khi biểu thức điều kiện thỏa mãn đúng
Value_if_false: giá trị sai. Giá trị nhận được khi biểu thức điều kiện sai
Yêu cầu: Tính thưởng cho mỗi nhân viên biết:
Nếu nhân viên thuộc phòng nhân sự thì thưởng 800$. Nhân viên các phòng khác thưởng 750$
Khi đó, để tính thưởng ta dựa vào phòng ban của mỗi nhân viên
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau: =if( C2=”nhân sự”, 800, 750)
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại:
Chúng ta cũng có thể biến đổi công thức như sau: =if(C2<>”nhân sự”, 750, 800)
2. Hướng dẫn sử dụng hàm If kết hợp hàm and và hàm or
Trong trường hợp để nhận được giá trị trả về nào đó thì phải thỏa mãn đồng thời nhiều điều kiện cùng lúc hoặc thỏa mãn một trong các điều kiện. Ta tiến hành kết hợp các hàm and hoặc or vào trong if
Ví dụ 1 về hàm if kết hợp hàm and và hàm or:
Cũng với bảng lương nhân viên trên. Yêu cầu tính thưởng cho mỗi nhân viên biết
Nếu nhân viên nữ thuộc phòng nhân sự thì được thưởng 800$,
Nhân viên phòng IT hoặc nhân viên nam phòng nhân sự được 780$
Các phòng còn lại, mỗi nhân viên được thưởng 750$
Xét ví dụ trên. Để nhận được 800$ thì ngân viên đó cần thỏa mãn đồng thời 2 điều kiệnblaf giới tính nữ và thuộc phòng nhân sự
để nhận được 780$ thì một nhân viên chỉ cần thỏa mãn 1 trong các điều kiện hiawcj thuộc phòng IT hoặc thuộc phòng nhâb sự trong các trường hợp còn lại
Khi đó
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau:
=if(and( C2= “Nhân sự”, D2= “Nữ”), 800,if(or(C2= “IT”, C2= “Nhân sự”), 780, 750))
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại
Ví dụ 2 về hàm if kết hợp hàm and và hàm or:
Tính thưởng cho mỗi nhân viên biết nếu nhân viên nữ thuộc phòng kỹ thuật hoặc nhân viên nữ phòng IT thì thưởng 800$. Các trường hợp còn lại được thưởng 780$
Khi đó
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau:
=if(and( or(C2= “IT”,C2= “kỹ thuật”), D2= “Nữ”), 800,780)
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại:
Ví dụ 3 về hàm if kết hợp hàm and và hàm or:
Cũng với bảng lương nhân viên trên. Yêu cầu tính thưởng cho mỗi nhân viên biết
Nếu nhân viên nữ thuộc phòng nhân sự thì được thưởng 800$,
Nhân viên phòng IT hoặc nhân viên nam phòng nhân sự được 780$
Các phòng còn lại, mỗi nhân viên được thưởng 750$
Xét ví dụ trên. Để nhận được 800$ thì ngân viên đó cần thỏa mãn đồng thời 2 điều kiệnblaf giới tính nữ và thuộc phòng nhân sự
để nhận được 780$ thì một nhân viên chỉ cần thỏa mãn 1 trong các điều kiện hiawcj thuộc phòng IT hoặc thuộc phòng nhâb sự trong các trường hợp còn lại
Khi đó
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau:
=if(and( C2= “Nhân sự”, D2= “Nữ”), 800,if(or(C2= “IT”, C2= “Nhân sự”), 780, 750))
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại
3. Dùng hàm IF để tránh lỗi #N/A cho hàm VLOOKUP
Ở hình trên, chúng ta thấy công thức ở ô E2 cho kết quả lỗi. Bởi vì nội dung ở ô D2 không có giá trị, tức là Lookup_Value không có nội dung nên sẽ báo lỗi #N/A
Để khắc phục lỗi này, chúng ta có thể sử dụng kết hợp hàm IF như sau:
=IF(D2=””,””,VLOOKUP(D2,$A$2:$B$7,2,0))
Nếu ô D2 (lookup_value của hàm vlookup) là rỗng thì sẽ rỗng
Nếu ô D2 không rỗng thì sẽ sử dụng hàm Vlookup
Dùng hàm IF để tự động thay đổi số cột kết quả trong hàm Vlookup
Ở ví dụ này, chúng ta muốn khi thay đổi điều kiện ở ô E1 để xét kết quả của hàm Vlookup tương ứng với điều kiện này.
Nếu E1 là Số tiền thì sẽ
Cột Giới tính: Cột 3
Chúng ta kết hợp hàm IF như sau: =IF(D2=””,””,VLOOKUP(D2,$A$2:$C$7,IF(E1=”Số tiền”,2,3),0))
Để có thể sử dụng tốt việc kết hợp các hàm với nhau, chúng ta cần nắm rõ được logic của vấn đề trước, sau đó mới xác định sử dụng hàm nào, đặt thứ tự các hàm tại vị trí nào.
Như vậy bài viết đã hướng dẫn cho bạn cách kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP, hàm AND và hàm OR trong Excel. Các bạn hãy ghi nhớ để sử dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh. Chúc các bạn thực hiện và áp dụng chúng thành công!
Tham khảo thêm
- doc 15 Thủ thuật Excel thông dụng nhất 2020
- doc Tổng hợp các hàm thống kê thông dụng trong Excel
- doc Hướng dẫn sử dụng hàm If và hàm Round trong Excel mà bạn nên biết
- doc Hướng dẫn sử dụng sử hàm Right, hàm Left và hàm COUNT- hàm đếm trên Excel
- doc Hướng dẫn ẩn, hiện Sheet và tô màu đường lưới trong Excel hay nhất
- doc Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ Miền và biểu đồ Đường trong Excel
- doc Hướng dẫn cách tạo Pivot Table trong Excel một cách nhanh chóng nhất
- doc Hướng dẫn cách ẩn các nút và các nhãn của Pivot Table trong Excel
- doc Hướng dẫn cách dùng hàm SUMIF chi tiết nhất trong Excel
- doc Hướng dẫn định dạng, in ấn và xử lý khi in file xuất hiện cả tiêu đề dòng, cột trong Excel
- doc Hướng dẫn đánh số trang trong Excel nhanh chóng nhất
- doc Hướng dẫn cách bật, tắt và thay đổi màu sắc của đường kẻ mờ trong Excel
- doc Hướng dẫn chi tiết cách tạo và chỉnh sửa bảng trong Excel
- doc Name Box là gì? Cách trình bày văn bản trong Excel đẹp như Word.
- doc Hướng dẫn thêm clip art vào file và một số lệnh RUN để mở nhanh các ứng dụng trong bộ Office
- doc Cách gõ dấu tiếng Việt, gõ tắt, chuyển mã với Unikey một cách nhanh chóng nhất
- doc Hướng dẫn chèn ảnh chụp màn hình desktop vào Excel và Cách dùng NUMWORD Excel Add-in
- doc Hướng dẫn chuyển phân số bị lưu dạng text về số thập phân và tính trung bình của một số theo từng lần
- doc Hướng dẫn ẩn và bỏ ẩn nhiều sheet cùng lúc và Cách loại bỏ liên kết tới file khác bằng VBA
- doc Cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc và tính MAX MIN theo điều kiện