Hoá học 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi có phải phản ứng oxi hóa khử hay không? Có cách nào phân loại phản ứng vô cơ một cách tổng quát hơn không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài giảng Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.

Hoá học 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa

a. Phản ứng hóa hợp

Ví dụ 1: \(2\mathop {{H_2}}\limits^0  + \mathop {{O_2}}\limits^0  \to 2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop {{\rm{ }}O}\limits^{ - 2} \)

Số oxh của hiđro  tăng từ 0 → +1

Số oxh của oxi giảm từ 0  → -2

Ví dụ 2: \(\mathop {Ca}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} + \mathop C\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \to \mathop {Ca}\limits^{ + 2} \mathop C\limits^{ + 4} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2}\)

Số oxh của các nguyên tố không thay đổi.

Nhận xét: Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

b. Phản ứng phân hủy

Ví dụ 1: \(2K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \to 2K\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + 3\mathop {{O_2}}\limits^0\)

Số oxh của Oxi tăng từ -2 lên 0;

Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1

Ví dụ 2: \(\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} )_2} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2}\)

Số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.​

Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxh của có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

c. Phản ứng thế

Ví dụ 1: \(\mathop {Cu}\limits^0 + 2\mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {Ag \downarrow }\limits^0 \)  

Số oxh của đồng tăng từ  0 lên +2;

Số oxh của H giảm từ +1  xuống 0.

Ví dụ 2: \(\mathop {Zn}\limits^0 + 2\mathop H\limits^{ + 1} Cl \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \uparrow\)

Số  oxh của tất của Zn kẽm tăng lên từ 0 lên +2;

Số oxh của hiđro giảm từ +1 xuống 0.

Nhận xét: Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Nên phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa khử.

d. Phản ứng trao đổi

Ví dụ 1: \(\mathop {Ag}\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} + \mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {Ag}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \downarrow + \mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2}\)   

Số oxi hóa của tất cả của tất cả các nguyên tố không thay đổi.​

Ví dụ 2: \(2\mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} + \mathop {Cu}\limits^{ + 2} \mathop {C{l_2}}\limits^{ - 1} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} )_2} \downarrow + 2\mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)

Số oxh của tất cả các nguyên tố không thay đổi.​

Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.

1.2. Kết luận

Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại:

Phản ứng có sự thay đổi số oxh là phản ứng oxh-khử.

Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxh, không phải là phản ứng oxh – khử.

2. Bài tập minh họa

Phân loại phản ứng hóa học

Bài 1: Cho các phản ứng sau:

a. FeO + H2SO4 đặc nóng →

b. FeS + H2SO4 đặc nóng →

c. Al2O3 + HNO→ 

d. Cu + Fe2(SO4)

e. RCHO + H2 →

f. Glucozo + AgNO3 + NH3 + H2O →

g. Etilen + Br2 →

h. Glixerol + Cu(OH)2 →

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là ?

A. a, b, d, e, f, h.

B. a, b, d, e, f, g.

C. a, b, c, d, e, g.

D. a, b, c, d, e, h.

Hướng dẫn giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa:

a: Fe (+2 → +3)       

b: Fe( +2 → +3)

d: Cu (0 → +2)       

e: H(0 → +1)

f: Ag (+1 → 0)        

g: Br (0 → -1)

⇒ Đáp án B

Bài 2: Cho các phản ứng oxi hoá – khử sau :

(1)  3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI 

(2)  HgO → 2Hg + O2 

(3)  4K2SO3 → 3K2SO4 + K2

(4)  NH4NO3 → N2O + 2H2

(5)  2KClO3 → 2KCl + 3O2 

(6)  3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO 

(7)  4HClO4 → 2Cl2  + 7O2 + 2H2O

(8)  2H2O2 → 2H2O + O2

(9)  Cl2 + Ca(OH) → CaOCl2 + H2O

(10) KMnO → K2MnO4 + MnO2 + O2

a. Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là :

A. 2.    

B. 3.

C. 4.    

D. 5.

b. Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng tự oxi hoá – khử là :

A. 6.    

B. 7.

C. 4.    

D. 5.

Hướng dẫn giải

a. Các phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử: 2; 4;5; 7; 8

⇒ Đáp án D

b. Các phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử: 1; 3; 6; 9; 10

⇒ Đáp án D

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tiến hành phản ứng phân hủy 1kg glixerol trinitrat (C3H5O9N3) thu được V lít hỗn hợp khí CO2, N2, O2 và hơi nước. Biết ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích 50 lít. Giá trị của V là?

Câu 2: Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25oC thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước)?

Câu 3: Quá trình tổng hợp nước: H2 + 1/2 O2 → H2O; ΔH= -285,83KJ. Để tạo ra 9g H2O phản ứng đã thoát ra một nhiệt lượng là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O

C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓

Câu 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. 2NO2 → N2O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 3: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Câu 5: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ Hóa học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Cách xác định phương trình hóa học nào là Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi, từ đó có những nhận định, đâu là phản ứng oxi hóa khử.
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM