Hoá học 10 Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit
Nội dung bài học Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit tìm hiểu Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit có những tính chất nào giống và khác nhau? Vì sao? Những phản ứng hóa học có thể chứng minh cho những tính chất này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hiđro sunfua
a. Tính chất vật lí
Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng
Rất độc và ít tan trong nước
Nặng hơn KK (d = 34/29 ≈1,17)
b. Tính chất hóa học
Tính axít yếu
- Dung dịch axít sunfuhiđric (H2S): Tính axít rất yếu (yếu hơn axít cacbonic).
-Là axít 2 lần axit, có thể tạo ra 2 loại muối:
+ Muối trung hòa: S2-
+ Muối axít: HS-
Ví dụ:
H2S + NaOH → NaHS + H2O
Natri hidrosunfua
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Natri sunfua
- Để xác định muối tạo ra ta lập tỉ lệ mol:
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}}\)
+ Nếu T ≤ 1 → muối NaHS
+ Nếu T ≥ 2 → muối Na2S
+ Nếu 1 < T < 2 → muối NaHS và muối Na2S
Ví dụ: Cho 200ml dd NaOH 1M tác dụng với 100 ml dd H2S 1M. Có thể tạo ra những muối nào?
nNaOH = 0,2.1= 0,2 mol; nH2S = 0,1.1 = 0,1mol
T = 2 → tạo muối Na2S
Tính khử mạnh
Nguyên tố S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2)
→ H2S có tính khử mạnh. Số oxi hóa tăng từ -2 → 0 +4 +6 (Tính khử)
Tác dụng với oxi
Dung dịch H2S: 2 H2S + O2 → 2S (màu vàng) + 2H2O
- Khí H2S cháy trong khí với ngọn lửa màu xanh nhạt
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
Tác dụng với dung dich Br2
H2S + 4Br2 +4 H2O → H2SO4 + 8 HBr
(Màu vàng nâu ) (Không màu )
c. Trạng thái tự nhiên và điều chế
Trạng thái tự nhiên: H2S tồn tại ở một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật...
Trong công nghiệp người ta không sản xuất hidro sunfua. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế bằng phản ứng hóa học của dung dịch axit clohidric với Sắt (II) sunfua.
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
1.2. Lưu huỳnh đioxit (SO2)
a. Tính chất vật lí
SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước, có tính độc.
SO2 hóa lỏng ở -10oC, ở 20oC 1 thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2. Khí SO2 rất độc, hít phải không khí có khí này sẽ gây viêm đường hô hấp.
b. Tính chất hóa học
SO2 là oxit axit
SO2 tan trong nước tạo dd axit yếu (mạnh hơn H2S và H2CO3), không bền gọi là axit sunfurơ.
SO2 + H2O ⇔ H2SO3
SO2 + Oxit bazơ → muối
SO2 + Bazơ → muối axit hoặc muối trung hòa, tùy vào tỉ lệ mol của chất tham gia.
NaOH + SO2 → NaHSO3 (1)
Natri hidro sunfit
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O (2)
Natri sunfit
Đặt: \(T = \frac{{nNaOH}}{{nS{O_2}}}\)
Nếu T < 1 → sp NaHSO3 và SO2 dư.
Nếu T = 1 → sp NaHSO3
Nếu 1 < T < 2 → sp SO3 và NaHSO3
Nếu T = 2 → sp Na2SO3
Nếu T>2 → sp Na2SO3 và NaOH dư.
SO2 là chất khử và là chất oxi hóa
SO2 là chất khử
Đốt cháy SO2 trong không khí sẽ thu được khí SO3.
2SO2 + O2 → 2SO3
Sục khí SO2 dư vào dd nước brôm (có màu vàng nâu).Sau phản ứng, dd nước brôm mất màu.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
(vàng nâu) (không màu)
Sục khí SO2 vào dd thuốc tím. Sau phản ứng thuốc tím mất màu.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
(tím) (không màu)
→ Dùng để nhận biết SO2.
SO2 là chất oxi hóa
2SO2 + H2S → 3S + 2H2O
SO2 + 2Mg → S + 2MgO
KL: SO2 là oxit axit, có tính khử hoặc oxi hóa.
c. Ứng dụng và điều chế Lưu huỳnh đioxit
Ứng dụng
Sản xuất H2SO4 trong phòng thí nghiệm
Tẩy trắng giấy và bột giấy
Chất chống ẩm mốc lương thực, thực phẩm...
Điều chế lưu huỳnh đioxit
Trong phòng thí nghiệm: H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Trong Công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt
S + O2 → SO2
4FeS2+ 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2
d. Tổng quát về SO2
1.3. Lưu huỳnh trioxit (SO3)
SO3 có tên gọi:
Lưu huỳnh Trioxit
Anhiđric Sunfuric
a. Tính chất
SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và tan trong H2SO4 ta thu được hợp chất gọi là Oleum.
SO3 + H2O → H2SO4
nSO3 + H2SO4 → H2SO4.nH2O
SO3 có đầy đủ tính chất của oxit axit, SO3 tác dụng với oxít bazơ, dung dịch bazơ tạo muối Sunfat.
SO3 + NaOH → NaHSO4
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
b. Ứng dụng và điều chế
Dùng để sản xuất H2SO4.
Điều chế SO3 bằng cách oxi hóa SO2.
2SO2 + O2 → 2SO3
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Lý thuyết H2S, SO2, SO3 và muối sunfua
Bài 1: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. Không có hiện tượng gì.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Hướng dẫn giải
Ta có phương trình
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
→ Dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S)
Đáp án A
Bài 2: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Hướng dẫn giải
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl
Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
Đáp án A
Bài 3: Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
A. CO2.
B. SO2.
C. O2.
D. H2S.
Hướng dẫn giải
Khi để lâu trong không khí, đồ vật bằng bạc bị xám đen là do:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
Đáp án D
Bài 4: Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B, C lần lượt là:
A. H2, H2S, S.
B. H2S, SO2, S.
C. H2, SO2, S.
D. O2, SO2, SO3.
Hướng dẫn giải
FeS + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2S
→ A là khí H2S
FeS + H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
→ B là khí SO2
2H2S + SO2 → 2S + 2H2O
→ C là S
Đáp án B.
2.2. Dạng 2: H2S, SO2, tác dụng với dung dịch kiềm
Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít H2S vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch.
Hướng dẫn giải
nH2S = 5,6: 22,4 = 0,25 mol
nNaOH = 0,8. 0,5 = 0,4 mol
Ta có: nOH/ nH2S = 0,4 : 0,25 =1,6
→ Sau phản ứng sinh ra 2 muối NaHS và Na2S
Ta có phương trình:
H2S + NaOH → NaHS + H2O (1)
x x
H2S + 2NaOH → Na2S + H2O (2)
y 2y
Ta có hệ phương trình:
x + y = 0,25
x + 2y = 0,4
→ x = 0,1 và y = 0,15
→ nNaHS = 0,1 mol và nNa2S = 0,15 mol
mMuối = mNaHS + mNa2S = 0,1.56 + 0,15.78 = 17,3 gam.
Bài 2: Sục 2,24 lít H2S vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Hướng dẫn giải
nH2S = 2,24: 22,4 = 0,1 mol
nCa(OH)2 = 0,15.1 = 0,15 mol
nOH- = 0,15.2 = 0,3 mol
Ta có: T = nOH/ nH2S = 0,3 : 0,1 = 3 > 2
Sau phản ứng chỉ sinh ra muối trung hòa
Ta có phương trình:
H2S + Ca(OH)2 → CaS + 2H2O
Sau phản ứng H2S hết → Tính theo H2S
nCaS = nH2S = 0,1 mol
→ mCaS = 0,1. 72 = 72 gam
2.3. Dạng 3: Bài tập về muối sunfua
Bài 1: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, khí sinh ra có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 40%.
B. 50%.
C. 38,89%.
D. 61,11%.
Hướng dẫn giải
Khối lượng mol trung bình của H2S, H2 là: 9.2 =18
Gọi phần trăm số mol của H2S là x → phần trăm số mol của H2 là 100 –x
→ Ta có phương trình:
\(\frac{{34x + 2(100 - x)}}{{100}} = 18\)
→ x = 50%
Giả sử số mol H2S và số mol H2 là 1 mol
→ Ta có phương trình:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
1 1
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
1 1
→ Nếu số mol của H2, H2S la 1 mol thì số mol của Fe, FeS cũng là 1 mol
→ %m Fe = 56 : (56.1 + 88.1).100% = 38,89%
%m FeS = 100% - 38,89% = 61,11%
Bài 2: Cho m gam FeS, CuS tác dụng với HCl dư thu được 2,24 lít khí H2S và 5 gam chất rắn. Tìm m.
Hướng dẫn giải
Ta có phương trình hóa học:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (1)
CuS + HCl → Không phản ứng
Sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn là 5g chính là khối lượng CuS
nH2S = 2,24: 22,4 = 0,1 mol
(1) → nFeS = nH2S = 0,1 mol
→ mFeS = 0,1.88 = 8,8 gam.
m = mFeS + mCuS = 8,8 + 5 = 13,8 gam.
2.4. Dạng 4: Bài toán oleum
Bài 1: Hoà tan 3,38 gam oleum X vào nước người ta phải dùng 800 ml dung dịch KOH 0,1 M để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử của oleum X là:
A. H2SO4.3SO3.
B. H2SO4.2SO3.
C. H2SO4.4SO3.
D.H2SO4.nSO3.
Hướng dẫn giải
Ta có phương trình:
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4. (1)
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (2)
(2) nH2SO4 = ½ nKOH = ½.0,8.0,1 = 0,04 mol
(1) nH2SO4. nSO3 = 1 / (n+1) nH2SO4 = 0,04/(n+1) (mol)
Mặt khác m H2SO4 . nSO3 = 3,38 gam
→ \(\frac{{3,38}}{{98 + 80n}} = \frac{{0,04}}{{n + 1}}\)
→ n = 3
Đáp án A
Bài 2: Số gam H2O dùng để pha loãng 1 mol oleum có công thức H2SO4.2SO3 thành axit H2SO4 98% là:
A. 36 gam
B. 42 gam
C. 40 gam
D. Cả A, B và C đều sai
Hướng dẫn giải
Ta có phương trình
H2SO4.2SO3 + 2H2O →3H2SO4 (1)
Từ (1) → n H2SO4 = 3 n oleum = 3 mol
→ m H2SO4 = 98 * 3 = 294 gam
→ m dung dịch H2SO4 98% = (294 : 98). 100 = 300 gam
→ Khối lượng nước cần thêm vào là:
m dung dịch H2SO4 – m oleum = 300 – 258.1 = 42 gam
Đáp án B
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam Ba(OH) 2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là?
Câu 2: Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là?
Câu 3: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là?
Câu 4: Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là?
Câu 5: Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S
B. NO2
C. SO2
D. CO2
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Câu 3: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2
B. CO2
C. H2
D. SO2
Câu 4: Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit Hóa học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.
- Nguyên nhân tính khử oxi hóa, khử: SO2 (vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử) và SO3 (chỉ có tính oxi hóa).
Tham khảo thêm
- doc Hoá học 10 Bài 29: Oxi - Ozon
- doc Hoá học 10 Bài 30: Lưu huỳnh
- doc Hoá học 10 Bài 31: Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh
- doc Hoá học 10 Bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat
- doc Hoá học 10 Bài 34: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh
- doc Hoá học 10 Bài 35: Bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh