Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về tình hình phát triển kinh tế của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 36 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tình hình phát triển kinh tế
a. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...
+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.
- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
b. Công nghiệp
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).
- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...
c. Dịch vụ
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
- Vùng đang đực đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.
1.2. Các trung tâm kinh tế
- Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.
2. Luyện tập
Câu 1: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
Gợi ý làm bài
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
Câu 2: Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?
Gợi ý làm bài
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.
+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.
- Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).
Câu 3: Nêu ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Gợi ý làm bài
Ý nghĩa của vận tải thủy đối với sản xuất và đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài. Giúp vận tải hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của con người.
Câu 4: Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
Gợi ý làm bài
Thành phố cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài (qua cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc).
- Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà Nóc lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc ....
- Có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật, đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn.
- Có đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
-Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng.
- Là thành phố trực thuộc Trung ương, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.
3. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 19: TH: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển CN
- doc Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
- doc Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ, phân tích biểu đồ MQH giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người
- doc Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 30: TH: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- doc Địa lí 9 Bài 37: TH: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
- doc Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
- doc Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí