Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

Sau khi thu hoạch nông sản, người sản xuất thường phân loại để chọn ra những nông sản đạt tiêu chuẩn làm giống cho vụ sau và được cất giữ bảo quản chu đáo.Vậy phải cần có những yêu cầu gì trong việc bảo quản hạt, củ để làm giống? Mời các em cùng tìm hiểu nội dung của Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống dưới đây để có được câu trả lời nhé. Chúc các em học tốt!

Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bảo quản hạt giống

a. Bảo quản hạt giống

- Bảo quản hạt giống nhằm giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống và duy trì tính đa dạng sinh học của giống

- Tiêu chuẩn hạt giống:

  • Có chất lượng cao.
  • Thuần chủng.
  • Không bị sâu, bệnh.

b Các phương pháp bảo quản

- Hạt giống được cất giữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Hạt giống dùng cho vụ sau hay trong thời hạn dưới một năm thường được bảo quản theo cách này.

- Bảo quản hạt giống trong điều kiện lạnh, nhiệt độ thích hợp 00C, độ ẩm không khí từ 35 - 40% được sử dụng bảo quản trung hạn

- Muốn bảo quản dài hạn, hạt giống được bảo quản ở điều kiện lạnh đông, nhiệt độ là -100C và độ ẩm không khí từ 35 - 40%

Hạt giống lúa được đóng gói bảo quản

Hạt giống được bảo quản

c. Quy trình bảo quản hạt giống

- Thu hoạch → Tách hạt → Phân loại và làm sạch → Làm khô → Xử lí bảo quản → Đóng gói → Bảo quản Sử dụng

- Hạt giống cần được thu hoạch đúng thời điểm, để nơi riêng, sạch sẽ, cách biệt với các hạt khác và tiến hành tách hạt, tuốt, tẽ cẩn thận.

Thu hoạch hạt giống

- Sau đó hạt được phân loại, loại bỏ các tạp chất như rơm rạ, lõi, rễ, lá,… hạt bị sâu phá hạt, hạt bị vỡ làm sạch cát, sạn,…

- Hạt giống cần được làm khô ngay (phơi hoặc sấy). Thóc: sấy ở 40 - 45 0C đến khi độ ẩm đạt 13%. Hạt có dầu; sấy ở 30 -400C đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%.

Phân loại và làm khô hạt giống

- Nông dân thường bảo quản hạt giống theo phương pháp truyền thống trong chum, vại hoặc đóng trong bao, hoặc treo ở chỗ khô ráo. Trong chum, vại đậy bịt kín, hạt giống đã khô kĩ có thể giữ được từ 1 đến 2 năm, chất lượng vẫn đảm bảo.

Chú ý:

- Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

- Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

Các công ti sản xuất hạt giống thường được bảo quản hạt giống trong các kho mát, kho lạnh, có độ ẩm nhiệt độ thích hợp được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự:

A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

Hướng dẫn giải:

  • Đáp án: B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
  • Giải thích: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự: Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng

Bài 2: So sánh quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống

Hướng dẫn giải:

- Giống nhau: Đều qua quy trình thu hoạch, làm sạch, phân loại

- Khác nhau:

  • Bảo quản hạt giống: cần phơi, sấy khô, đóng bao hoặc thùng, chum, vại,bảo quản kín, nên điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tuỳ mục đích sử dụng
  • Bảo quản củ giống: không phơi khô, cần xử lí chống VSV gây hại, xử lí ức chế nảy mầm, không đóng bao, để nơi thoáng

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy cho biết các chỉ tiêu nào cần phải lưu ý trong quá trình bảo quản hạt, củ giống.

Câu 2: Nêu mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống trong sản xuất.

Câu 3: Hãy cho biết một số phương pháp bảo quản các loại hạt giống.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 2: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần

A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường

B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%

C. Giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%

D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%

Câu 3: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là

A. làm giảm độ ẩm trong hạt.

B. làm tăng độ ẩm trong hạt.

C. làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch.

D. diệt mầm bệnh, vi khuẩn.

Câu 4: Để bảo quản củ giống dài hạn (trên 20 năm) cần:

A. Xử lí chống vi sinh vật, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

B. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

C. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống vi sinh vật, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35-40%

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 5: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là

A. không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vi sinh vật hại

B. xử lí chống vi sinh vật gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm

C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

D. xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Bảo quản hạt, củ làm giống Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được mục đích và ‎ phương pháp bảo quản củ, hạt làm giống
  • Thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày
Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM