Công nghệ 10 Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
Như các em đã biết lúa, ngô, khoai, sắn, rau quả tươi là nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Để có một lượng lớn sản phẩm sử dụng mà vẫn đảm chất lượng thì đòi hỏi công tác bảo quản phải hết sức cẩn thận và khoa học. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hôm nay ta nghiên cứu Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bảo quản lương thực
a. Bảo quản thóc, ngô
- Các dạng kho bảo quản:
+ Nhà kho bảo quản thóc, ngô có nhiều gian, được xây bằng gạch ngói, thành từng dãy. Là loại kho phổ biến ở nước ta. Nhà kho có đặc điểm:
- Dưới sàn có gầm thông gió
- Tường kho xây bằng gạch
- Mái che bằng ngói, tôn, fibrô ximăng.. nhưng nhất thiết phải có trần cách nhiệt.
- Thuận tiện cho việc cơ giới hoá nhập xuất hàng và hoạt động của các thiết bị bảo quản.
+ Kho silô là kho có dạng hình trụ, hình vuông hoặc hình 6 cạnh, được xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay bằng thép. Kho Silô có quy mô lớn được trang bị đồng bộ từ khâu nhập, xuất, làm sạch, sấy và thường được cơ giới hóa và tự động hóa.
- Một số phương pháp bảo quản thóc, ngô:
- Đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo trong nhà kho và kho silô.
- Phương pháp bảo quản đóng bao trong nhà kho.
- Bảo quản trong hệ thống silô liên hoàn hiện đại.
+ Hai phương pháp trên thường dùng bảo quản thóc, ngô. Ở nước ta, hàng triệu tấn thóc, ngô được bảo quản theo hai phương pháp này.
+ Lương thực ở hộ nông dân thường được bảo quản theo phương pháp truyền thống trong các phương tiện đơn giản như chum, vại, thùng phuy, thùng sắt, bao tải, bồ cót, silô,…
+ Ở các nước phát triển, lương thực tập trung bảo quản tại các hệ thống si lô liên hoàn, hiện đại, thông số kĩ thuật được kiểm tra và điều khiển bằng máy tính. Mỗi silo có sức chứa 100 đến 1000 tấn.
- Quy trình bảo quản thóc, ngô.
b. Bảo quản khoai lang, sắn
- Quy trình bảo quản sắn lát khô
- Quy trình bảo quản khoai lang tươi
1.2. Bảo quản rau, hoa quả tươi
a. Một số phương pháp bảo quản rau, hoa quả tươi
- Bảo quản ở điều kiện bình thường
- Bảo quản lạnh ( phổ biến)
- Bảo quản trong môi trường khí biến đổi
- Bảo quản bằng hoá chất
- Bảo quản bằng chiếu xạ
b. Quy trình bảo quản rau, hoa quả tươi bằng phương pháp bảo quản lạnh
- Quy trình:
- Nhận xét: Ở các cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh: xây các kho lạnh có dung lượng lớn từ vài tấn đến vài trăm tấn, có phương tiện điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với từng loại rau quả. ở gđ: bảo quản trong tủ lạnh
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Đặc điểm của nhà kho ?
A. Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.
B. Dưới sàn kho có gầm thông gió
C. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô
D. Tất cả đều đúng
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: D. Tất cả đều đúng
- Giải thích: Đặc điểm của nhà kho: Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh. Dưới sàn kho có gầm thông gió. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô – SGK trang 126
Bài 2: Loài sinh vật nào thường gây hại củ khoai lang?
A. Gián
B. Bọ xít
C. Bọ rùa
D. Bọ hà
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: D. Bọ hà
- Giải thích: Loài sinh vật thường gây hại củ khoai lang: Bọ hà
Bài 3: Trình bày một số phương pháp và quy trình bảo quản thóc, ngô mà em biết.
Hướng dẫn giải:
- Phương pháp bảo quản đồ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có vào đảo nhà khi và khi silo.
- Phương pháp bảo quản đóng bao trong nhà kho.
- Quy trình bảo quản:
- Thu hoạch -> Tuốt, tẻ hạt -> Làm sạch và phân loại -> Làm khô -> Làm nguội -> Phân loại theo chất lượng -> Bảo quản -> Sử dụng
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trình bày quy trình bảo quản khoai lang, sắn.
Câu 2: Người ta thường dùng phương pháp nào để bảo quản rau, hoa, quả tươi. Trình bày quy trình bảo quản hoa quả tươi mà em biết.
Câu 3: Trình bày quy trình bảo quản sắn lát khô.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:
A. Thóc, ngô.
B. Khoai lang tươi.
C. Hạt giống.
D. Sắn lát khô.
Câu 2: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là
A. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.
B. tránh đông cứng rau, quả.
C. tránh lạnh trực tiếp.
D. tránh mất nước.
Câu 3: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:
A. Chế biến rau quả.
B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
C. Chế biến xirô.
D. Bảo quản rau, quả tươi.
Câu 4: Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản
A. hạt giống.
B. củ giống.
C. thóc, ngô.
D. rau, hoa, quả tươi.
Câu 5: Có mấy dạng kho bảo quản thóc, ngô?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Bảo quản lương thực, thực phẩm Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau quả tươi
- Biết được quy trình bảo quản thó, ngô, khoai lang, sắn
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống
- doc Công nghệ 10 Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
- doc Công nghệ 10 Bài 44: Chế biến lương thực thực phẩm
- doc Công nghệ 10 Bài 45: Thực hành: Chế biến xi rô từ quả
- doc Công nghệ 10 Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 47: TH: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng PP đơn giản
- doc Công nghệ 10 Bài 48: Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản