Bài học Ngữ Văn 10

Để giúp các em học tập tốt môn Ngữ văn lớp 10, eLib giới thiệu bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 83 gồm 34 tuần học. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em kiến thức lý thuyết từng bài học, các ví dụ minh hoạ và phần luyện tập chung để các em ôn lại kiến thức. Mời các em cùng tham khảo

1. Giới thiệu bài học Ngữ văn lớp 10

Môn Ngữ Văn là một môn học rất quan trọng, chiếm thời lượng lớn trong chương trình học của của học sinh, góp phần giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách cho học sinh.Gần gũi hơn với đời sống thường ngày của chúng ta, học văn là học cách để diễn đạt trôi chảy ý nghĩa của bản thân, tạo nên những câu nói đẹp, những bài luận sắc sảo. Có thể nói thông qua Văn học chúng ta có thể tích lũy được vô vàn những tri thức quý giá cho bản thân. Văn học giúp cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử hình thành đất nước, văn hóa, phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau. Không có thước đo nào đo được giá trị của văn học mang đến cho đời sống con người. Trong đó hệ thống bài học Ngữ văn lớp 10 được eLib hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Ngữ văn. Bài học Ngữ văn 10 cũng thế với cấu trúc bài học và vốn kiến thức vô cùng rộng cung cấp nên tri thức cần có cho các em. Gồm có 83 bài học được phân bố theo 35 tuần học. Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Huớng dẫn học hiệu quả môn Ngữ văn 10

Như bạn đã biết, môn Văn là môn bắt buộc trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, là môn học quan trọng cho các bạn chọn khối C, khối D và đây cũng là vật cản quan trọng cho những bạn học chuyên các khối tự nhiên trong kỳ thi sắp tới. Chính vì vậy việc ôn luyện và làm tốt bài thi môn văn là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Trong thực tế không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn văn là môn học thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần, quan trọng là các bạn phải có kiến thức, có phương pháp ôn thi và kỹ năng làm bài tốt thì các bạn mới có thể đạt kết quả cao trong hai kỳ thi sắp tới. Ngữ văn 10 sẽ làm tiền đề cho các bạn học tốt và làm nên tảng cho các bạn đáp ứng được nguyện vọng của các bạn đề ra. Chính vì vậy nếu đã xác định mục tiêu của mình rồi thì mời các bạn cùng tham khảo một số phương pháp học hiệu quả môn Ngữ văn 10 để có kết quả cao nhé!

2.1. Học văn theo từng chủ đề

Cấu trúc của chương trình môn Ngữ văn lớp 10 trình bày theo từng phần, từng bài, và mỗi bài được gọi tên cụ thể là Văn học, Tiếng Việt và Làm văn.Về phần Văn học: Phần Văn học trong Ngữ văn lớp 10 giới thiệu và trình bày những kiến thức cơ bản sau đây: Các bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam; Những thời kì phát triển của văn học Việt Nam; Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam trong cả quá trình phát triển và trong từng giai đoạn; Những tác gia, tác phẩm tiêu biểu; Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học khu vực và thế giới; Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học nước ngoài; Những khái niệm cơ bản về văn bản học. Khi học phần Văn học thì học sinh phải đạt được: năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ như ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác gia, tác phẩm.Về phần Tiếng Việt: Trong Ngữ văn 10 giới thiệu và trình bày hệ thống kiến thức cơ bản về Tiếng Việt như: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm khái niệm, những nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, quá trình tiến hành; Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; Văn bản; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; Khái quát lịch sử Tiếng Việt bao gồm nguồn gốc của Tiếng việt, quan hệ họ hàng của tiếng Việt, lích sử phát triển của Tiếng Việt.Về phần Làm văn: Bao gồm những tri thức và kĩ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 chẳng hạn như: Văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận. Với các vấn đề được đưa ra như sau: đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản; Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự; Cách lập dàn ý và viết đoạn văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm; Các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh; Cách viết một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn; Cách lập ý và viết một đoạn văn thuyết minh; Cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận; Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự và văn bản thuyết minh; Đặc điểm viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo; Cách thức trình bày một vấn đề.

Ba phần này có liên quan chặt chẽ với nhau, có mối quan hệ mật thiết không thể tach rời, chúng bổ trợ cho nhau và soi sáng cho nhau. Bởi vậy, mà các em học sinh không nên chỉ chú trọng vào việc học các tác phẩm văn học mà bỏ bê các kiến thức thuộc phần Tiếng việt và phần Làm văn. Các em nên nhớ rằng là: một bài làm về phân tích, hay bình giảng các tác phẩm văn học hay và chất lượng thì được bổ sung bởi sự tỏa sáng của những kiến thức của phần Tiếng việt để chỉ ra sự đặc sắc về mặt nghệ thuật, hoặc là kim chỉ nam giúp cho học sinh đi đúng hướng khi các em biết vận dụng kiến thức có trong phần Làm văn. Và để có thể học tốt phần Tiếng việt và làm văn thì nhất thiết các em phải sử dụng những kiến thức có trong phần Văn học để minh họa và làm dẫn chứng.

2.2. Học văn từ thực tế cuộc sống 

Giá trị nhân văn của từng mô hình học tập cần hướng đến cho HS là quan tâm đến những điều cần phải quan tâm, chia sẻ những điều cần phải chia sẻ, biết học tập những điều cần phải học tập, biết thể hiện những điều cần thể hiện. Giá trị đích thực là giúp HS yêu thích môn văn, tích cực hơn trong phương pháp học, chủ động tìm đến những giá trị nhân văn, tích cóp để làm giàu cuộc sống tâm hồn và đặc biệt thấy môn văn không nặng nề, áp lực mà nó là đời sống. “Không phải học để viết những bài tập làm văn trả bài thầy cô mà học văn là để sống”. Các bạn học được từ cuộc sống áp dụng vào trong bài học của mình sẽ giúp các bạn thấy văn học là một môn yêu thích của mình.

Ví dụ điển hình Dương Thị Yến Nhi (SN 2004, Nghệ An), bạn cho biết ban đầu bạn chưa bao giờ đạt điểm cao môn Ngữ văn. Tuy nhiên sau khi tìm được cách học phù hợp thì điểm số của Yến Nhi đã cải thiện, điểm tổng kết học kỳ 2 của em đạt 9.0. Cô bạn tâm sự: “Lúc trước em cứ nghĩ môn văn, đặc biệt văn nghị luận rất khó. Giờ đây em đã thay đổi hẳn quan niệm. Điều quan trọng trong môn học này là mình nắm chắc hệ thống luận điểm và kiến thức của mỗi tác phẩm đối với dạng bài nghị luận văn học. Còn với bài nghị luận xã hội thì nhất thiết phải trau dồi hiểu biết, luôn cập nhật tin tức mang tính thời sự”. 

2.3. Nắm kiến thức trong sách giáo khoa

Đối với môn Ngữ văn, trước đây từng có ba cuốn sách riêng biệt cho Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, nhưng hiện nay các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng có liên quan được tích hợp vào trong một cuốn sách, thậm chí trong cùng một bài học. Để đạt những yêu cầu này, chương trình mới phải thiết kế được các nội dung dạy học cốt lõi, gồm hai phần chính là kiến thức (văn học, tiếng Việt và giao tiếp) và ngữ liệu là những văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau: văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Ít nhất các em cần phải nắm vững kién thức trong sách từ đó mới áp dụng kiến thức nâng cao để đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra. Quan trọng là cung cấp vốn kiến thức cho chính bản thân mình để vận dụng vào cuộc sống.

Điển hình Lại Đắc Vịnh (SN 2004, Bắc Ninh) – một thí sinh vừa trải qua kỳ thi vào lớp 10 hào hứng bật mí cách học tốt môn Ngữ văn cho các bạn học sinh lớp dưới: “Em nghĩ các bạn cần nắm chắc kiến thức trong SGK, từ phần tiếng việt đến phần tập làm văn thì chúng ta sẽ đạt điểm tương đối cao. Với phần tiếng Việt, bạn phải học thuộc thơ, nội dung các văn bản đã học và nắm các phương châm hội thoại, khởi ngữ,…Phần kiến thức quan trọng nữa là cách xác định thành phần ngữ pháp trong câu. Ngoài ra, với phần tập làm văn thì các bạn có thể tham khảo qua các bài văn mẫu để biến những vốn từ trong đó trở thành của mình”.

2.4.“Mưa dầm thấm lâu”, học lâu sẽ nhớ

Ngoài những “bí kíp đã nêu, để không quên kiến thức thì việc học “mưa dầm thấm lâu” thông qua cách nghe đi nghe lại bài giảng, tích cực trao đổi bài với bạn bè, thầy cô là điều mà Nguyễn Vũ Phong nhấn mạnh. Tự nhận mình không phải là học sinh giỏi Văn, trên lớp chỉ xếp loại học lực khá, tuy nhiên giờ đây Phong có thể tự tin trong việc học môn học này. Câu chuyện bắt đầu từ một lần tình cờ khi mẹ cậu lên Facebook và thấy giới thiệu về khóa học online trên bảng tin, mẹ cậu đã đăng ký học thử và cuối cùng quyết định cho Vũ Phong học “thật”. Phong cho biết thêm: “Từ khi em tham gia học online, em có niềm hứng thú hơn với việc học bởi học trực tuyến khiến em không gò bó về thời gian. Phần kiến thức nào khó, em thường mở lại để nghe thầy cô giảng nhiều lần. Bên cạnh đó, em lên diễn đàn hỏi các bạn hoặc dưới mỗi bài giảng em thường bình luận thắc mắc cần giải đáp. Em đã tự biết lên lịch học tập để nắm vững các kiến thức và chuẩn bị kỹ càng trước mỗi bài kiểm tra hay bài thi cuối kỳ”. Sau bao nỗ lực và chăm chỉ, Phong đã tiến bộ rất nhiều, kết quả học tập cải thiện, em vui vì đã có sự say mê tìm tòi với môn học. 

2.5. Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo 

Soạn bài trước thì khi vào lớp bạn sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.

2.6. Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ

Nhiều bạn sử dụng đồ ăn thức uống, máy nghe nhạc và điện thoại di động vào giờ Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, khi ăn uống, nghe nhạc hay bấm điện thoại bạn đã bỏ phí bài giảng, mà môn văn nếu bị đứt quãng chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì cả. Chính việc bạn tập trung nghe giảng khiến thầy cô càng thêm hứng thú tận tình truyền đạt kiến thức cho bạn giúp bạn học tốt hơn. Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao. Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn. 

2.7. Mạnh dạn biến tiết học Văn trở nên thú vị

Mạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến vừa chống buồn ngủ trong giờ học Văn vừa giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích nhớ bài lâu hơn. Chỗ nào không hiểu rõ bạn cứ mạnh dạn giơ tay hỏi lại thầy cô để thêm tự tin và vững vàng phân tích tác phẩm. Hãy “hô biến” tiết Văn trở nên thú vị bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua cùng xây dựng bài học. Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết vì chính bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết học.

3. Những lưu ý khi học môn Ngữ văn 10

3.1. Hãy học với tâm trạng thực sự thoải mái

Việc học Văn là hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến riêng của bạn thay vì lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn. Học với tâm trạng thật sự thoải mái bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết bạn cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại

3.2. Tránh học tủ để không bị “tủ đè”

Đặc biệt, trong khi ôn thi học sinh không nên học tủ, đoán đề mà nên cố gắng học hết chương trình, phát triển các kỹ năng đọc hiểu và nghị luận văn học nếu như không thể học sâu, học kỹ. Điều này sẽ giúp học sinh có khả năng viết tốt và đào sâu vấn đề khi làm các câu hỏi dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học thường xuất hiện trong đề thi. Ngược lại học tủ, học vẹt sẽ khiến học sinh rơi vào tình trạng thiếu hụt kiến thức dẫn đến bài thi làm sơ sài, không đạt điểm cao.

3.3. Lưu ý các kiến thức trọng tâm

Với phần đọc hiểu, học sinh cần nắm cả kiến thức Tiếng Việt ở lớp dưới như các kiến thức về từ loại, kiểu câu, biện pháp tu từ, từ vựng, từ tượng thanh, tượng hình… Học sinh cần đọc kỹ đề bài, chú ý trả lời trọng tâm, tránh lan man.

Phần nghị luận xã hội, đề thi những năm gần đây thường cập nhật các vấn đề mang tính thời sự như hiện tượng sống ảo, nghiện game, căn bệnh vô cảm,… đến những vấn đề chính trị xã hội như lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng sống, lòng yêu nước, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể… Vì vậy, học sinh không chỉ cần học các kiến thức trong chương trình sách giáo khoa mà còn cần quan tâm tới các sự kiện xã hội, tin tức thời sự, nắm thêm các thông tin, nhân vật và liên hệ bản thân để tăng tính thuyết phục cho bài văn nghị luận xã hội.

Về cách làm bài học sinh nên làm theo các bước lập luận: Giải thích khái niệm vấn đề, vấn đề biểu hiện như thế nào, vai trò, chứng minh, liên hệ, mở rộng. Khi lấy dẫn chứng cần chọn lọc tiêu biểu và có phân tích, tránh đưa nhiều dẫn chứng, dẫn chứng chung chung, không phù hợp.

Phần nghị luận văn học, trước hết học sinh không thể bỏ qua các tác phẩm, tác giả tiêu biểu, nắm vững về tiểu sử, phong cách, hoàn cảnh sáng tác; các tác phẩm quan trọng, nghệ thuật sáng tác, thuộc các bài thơ, nắm được cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, chi tiết đặc sắc và hiểu được nội dung, nghệ thuật chính của từng tác phẩm. Đọc kỹ yêu cầu của đề bài, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ để viết đúng – đủ – hay. Ngoài tích lũy kiến thức học sinh cần rèn kỹ năng làm bài thi để đạt điểm cao

3.4. Rèn kỹ năng làm bài thi

Nắm được kiến thức, học sinh sẽ viết đủ ý, nhưng vận dụng tốt các kỹ năng thì học sinh sẽ có được bài làm hay và thuyết phục giáo viên chấm để giành điểm cao. Để đạt được kết quả này học sinh cần lưu ý 3 kỹ năng: Kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng làm bài nghị luận văn học và kỹ năng làm bài nghị luận xã hội.

Học sinh cũng không thể bỏ qua những kỹ năng cơ bản đó là đọc đề, phân tích đề và tìm ý cho bài làm. Nhiều học sinh đọc đề là bắt tay làm luôn mà bỏ qua việc phân tích, vạch ý. Việc nháp trước khi làm bài môn Ngữ văn lại càng ít học sinh làm. Tuy nhiên, đây là những điều thầy cô khuyên học sinh nên làm để tránh bỏ sót ý, xa đề, lạc đề khi làm bài.Bên cạnh đó, một bài làm sạch đẹp, rõ ràng, không có lỗi chính tả, phân chia đoạn và ý hợp lý sẽ là điểm cộng cho học sinh.

Do vậy để bài thi môn Ngữ văn vào 10 đạt điểm cao, bên cạnh việc tích lũy kiến thức thì học sinh cần tăng cường luyện đề ngay trong giai đoạn này để rèn kỹ năng viết bài và kỹ năng trình bày bài thi để làm tiền đề cho các bạn thi tốt nghiệp THPT một cách tự tin và hiệu quả nhất. Elib xin chúc tất cả các bạn có nhiều kỹ năng và kiến thức làm hành trang cho tương lai.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM