Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Ngữ văn 10

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. eLib đã biên soạn bài học này bám sát chương trình Ngữ văn 10. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Ngữ văn 10

1. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt

- Về ngữ âm và chữ viết: Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.

- Về từ ngữ: Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo và ý nghĩa.

- Về phong cách ngôn ngữ: cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

- Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa , sử dụng dấu câu thích hợp và rõ ràng.

- Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.

2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

- Khi nói và viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

3. Luyện tập

Câu 1. Đọc và chỉ ra những câu văn đúng :

a) Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa.

b) Ở châu Úc, diện tích trồng ngô giảm một nửa, nhưng năng suất lại tăng gấp đôi, nhờ thế mà giữ nguyên được tổng sản lượng.

c) Với anh một con người luôn hi sinh hạnh phúc của mình cho những người khác.

d) Bà lão nhai trầu bằng hai hàm răng.

Gợi ý làm bài:

Câu đúng ở đây là câu: b

Câu 2. Trong câu văn sau đây, những từ ngữ nào thừa, lặp ý không cần thiết ? Hãy chữa lại cho đúng.

Diện mạo của một nền văn học Việt Nam giàu tính truyền thống và hiện đại là một chân dung đang hình thành.

Gợi ý làm bài:

Chỉ nên dùng một trong hai từ ngữ: diện mạo hoặc chân dung.

Câu 3. Đoạn văn sau đây cần những dấu câu gì và cần đặt chúng ở những vị trí nào để đạt được tính mạch lạc, sáng rõ ?

Gợi ý làm bài:

Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam đã phác ra một bức tranh xã hội toàn diện đã lấy những đau khổ của con người đương thời để đặt thành những vấn đề xã hội chung thành vấn đề của con người trong xã hội có áp bức bóc lột đã đưa nghệ thuật văn học đặc biệt là nghệ thuật thơ ca Việt Nam đến một đỉnh cao vời vợi trước đó chưa từng thấy.

Cần dùng : một dấu chấm cuối câu, hai dấu phẩy để ngăn cách thành phần nhấn mạnh ở giữa câu, hai dấu chấm phẩy ngăn cách ba vế câu ngang hàng nhau (đều bắt đầu bàng từ đã), một dấu gạch ngang để tách thành phần chú thích.

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

- Sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực ngôn ngữ

- Sử dụng sáng tạo linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ

- Phát hiện và phân tích, sửa lỗi về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ

Ngày:15/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM