Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn 10

Văn nghị luận xã hội đòi hỏi kĩ năng lập luận, giải thích khá nhuần nhuyễn và không phải ai cũng làm được điều đó, tuy nhiên nếu như luyện tập nhiều thì chắc chắn các em sẽ có thể viết được rất hay và thuyết phục. Hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài học Luyện tập viết đoạn văn nghị luận. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn 10

1. Ôn tập lý thuyết

a. Khái niệm đoạn văn:

Đoạn văn là một phần của văn bản, đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng). 

b. Các yêu cầu của một đoạn văn:

Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

+ Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

+ Diễn đạt chính xác và trong sáng.

+ Gợi cảm và hấp dẫn.

c. Sự giống nhau và khác nhau giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh

- Cả hai loại đoạn văn này đều cần phải đạt được những yêu cầu của một đoạn văn nói chung.

- Hai loại đoạn văn này khác nhau ở vai trò: đoạn tự sự có vai trò kể việc trong khi đoạn thuyết minh tập trung làm sáng tỏ và thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó.

d. Một đoạn vần thuyết minh gổm ít nhất hai phần chính:

Phần nêu chủ đề của đoạn và phần thuyết minh (nghĩa là phần đưa ra các dẫn chứng hay lí lẽ nhằm làm sáng tỏ chủ đề của đoạn). Trong quá trình triển khai đoạn văn thuyết minh, người viết có thể sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh, bởi các hình thức sắp xếp này đểu có tác dụng tích cực trong việc làm sáng tỏ chủ đề thuyết minh.

2. Luyện tập

Câu 1. Lập dàn ý cho bài văn : Phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm.

b. Thân bài

- Kết cấu giàu kịch tính với 4 phần rõ rệt, mỗi phần mang một nội dung riêng và có liên hệ mật thiết với nhau:

+ Phần mở đầu: Ở phần này, tác giả giới thiệu trực tiếp tính cách nhân vật từ đó hướng người đọc vào hành động của nhân vật.

+ Phần thắt nút: Hành động đốt đền tà của Tử Văn

+ Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp tên tương giặc và thổ thần, bị bắt xuống âm phủ trị tội

+ Cao trào: Diêm Vương chấp nhận yêu cầu đối chất của Tử văn

+ Mở nút: Tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn trở thành quan phán sự

- Kết cấu lôi cuốn lôi:

+ Tử Văn dám làm chuyện mà ai cũng phải lắc đầu lè lưỡi đó là đốt đền tà, người đọc hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo.

+ Tử Văn nằm mộng gặp hồn ma tên tướng giặc đến hăm dọa bắt dựng lại đền không sẽ bị giết nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên, ung dung coi như không có gì. Người đọc hồi hộp chờ xem những hành động tiếp theo của hồn ma tên tướng giặc và Ngô Tử Văn.

+ Tử Văn nằm mộng gặp thổ công, được thổ công chỉ rõ lai lịch và tội ác của tên Bách hộ họ Thôi và được mách nước đối phó với hắn. Diễn biến này của câu chuyện khiến người đọc hình dung ra toàn bộ sự việc và càng mong chờ tinh tiết tiếp theo

+ Cuộc đấu tranh dưới Minh ti vô cùng gay cấn với hai chặng rõ rệt: Ban đầu Tử Văn yếu thế trước sự giảo biện, giả dối trắng trợn của tên bách hộ họ Thôi nhưng sau đó tình thế đảo ngược, sau một hồi tranh cãi Diêm Vương bắt đầu nghi ngờ, tên tướng giặc bộc lộ bản chất hèn kém, Tử Văn tự tin và giành thắng lợi.

→ Kết cấu truyện vô cùng lôi cuốn khiến người đọc không thể rời khỏi những tình tiết của câu chuyện.

- Các nhân vật kì ảo

+ Hồn ma tên tướng giặc.

+ Thổ công.

- Diêm Vương.

- Tử Văn: Được chết đi sống lại, sau đó sống ở cõi tiên. Yếu tố kì ảo song hành cùng hành trình đấu tranh giành được công lí và có được thành quả của Ngô Tử Văn.

→ Các nhân vật kì ảo xuất hiện chủ yếu là người của cõi âm, đem đến sự lôi cuốn, thú vị, sinh động đặc sắc cho tác phẩm.

c. Kết bài

- Khái quát lại những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

- Khẳng định những giá trị nghệ thuật này đã góp phần làm nên nội dung đặc sắc cho tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và nghệ thuật.

Câu 2. Em hiểu gì về lòng dũng cảm?

Gợi ý làm bài:

- Người dũng cảm là người có nghị lực, sức mạnh lòng quả cảm để vượt qua gian nguy, chế ngự thiên nhiên và chiến thắng kẻ thù.

- Người có lòng dũng cảm cao hơn còn biết chiến thắng bản thân mình (Thắng người dễ hơn thắng mình).

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Ôn tập và củng cố cách viết đoạn văn nói chung, đoạn văn nghị luận nói riêng.

- Yêu cầu đối với đoạn văn nghị luận.

- Viết được các đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.

- Nghiêm túc, chủ động khi viết đoạn văn. Có ý thức viết đoạn văn đúng và hay.

Ngày:27/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM