Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10

eLib xin giới thiệu đến các em bài học Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 10. Nội dung bài học này đã được biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10

1. Tính chuẩn xác của Văn bản thuyết minh

- Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác

+ Tính chuẩn xác: đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận.

+ Tính chuẩn xác là yêu cầu của văn bản thuyết minh vì để đảm bảo mục đích của văn bản thuyết minh: cung cấp các tri thức về sự vật khách quan nhằm giúp cho hiểu biết của người đọc (người nghe) thêm chính xác và phong phú

- Các yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác:

+ Tìm hiểu thấu đáo đối tượng thuyết minh trước khi viết.

+ Thu thập đầy đủ các tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học tên tuổi, các cơ quan có thẩm quyền về đối tượng thuyết minh.

+ Cập nhật những thay đổi của các thông tin.

2. Luyện tập

Câu 1. 

Trong những câu văn thuyết minh nêu dưới đây, câu nào chuẩn xác, câu nào chưa chuẩn xác ? Vì sao ?

a.1) Hoa tầm xuân thường có màu hồng đào hoặc trắng nhạt.

a.2) Tầm xuân nổi bật lên giữa muôn hoa vì sắc màu rất lạ: Những nụ tầm xuân luôn có màu xanh, đúng như trong câu hát:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc.

b.1) Gọi Đại cáo bình Ngô là áng “thiên cổ hùng văn” vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.

b.2) Đại cáo bình Ngô được người đời sau tôn vinh là một áng “thiên cổ hùng văn”, vì tác phẩm đó xứng đáng được coi là bài văn hùng tráng của nghìn đời.

Gợi ý làm bài:

Những câu chưa chuẩn xác là:

a.2) Tầm xuân nổi bật lên giữa muôn hoa vì sắc màu rất lạ: Những nụ tầm xuân luôn có màu xanh, đúng như trong câu hát:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc.

--> Vì trong thực tế đời sống, rất hiếm có nụ tầm xuân màu xanh.

b.2) Đại cáo bình Ngô được người đời sau tôn vinh là một áng “thiên cổ hùng văn”, vì tác phẩm đó xứng đáng được coi là bài văn hùng tráng của nghìn đời.

--> Đại cáo bình Ngô được viết năm 1428, không phải từ nghìn năm trước.

Câu 2. 

Đọc đoạn văn thuyết minh sau và trả lời câu hỏi.

Tục truyền rằng năm 255 trước Công nguyên, An Dương Vuơng xây một toà thành hình xoáy trôn ốc nên gọi là Loa Thành. Hiện ở Cổ Loa còn đền thờ An Dương Vương Thục Phán, trong đền có tượng An Dương Vương nặng 155 kg. Dự án tôn tạo khu di tích đã hoàn thành. Rồi đây, Cổ Loa sẽ được dựng lại trên một diện tích rộng 484 héc-ta với 32 hạng mục công trình lớn nhỏ như : sa bàn di tích tổng thể của thành tỉ lệ 1/500; công viên ở Vườn Thuyền – Ao Mắm, trong đó có mô hình thành Cổ Loa thu nhỏ (diện tích 1600 m2).Thành xưa có 9 vòng, nay còn lưu lại vết tích của 3 vòng trên một diện tích 567 héc-ta: Vòng ngoài có chu vi gần 9 km, còn chu vi của vòng trong cùng khoảng 1,650 km. Trong tương lai, tượng đài của An Dương Vương và Ngô Quyền, hai ông vua đóng đô trên đất Cổ Loa, sẽ được dựng lên. Còn bây giờ, ở am Bà Chúa, nơi thờ công chúa Mị Châu (xây dựng năm 1678), đã có pho tượng một người con gái không đầu trùm vải đỏ – tượng nàng Mị Châu lầm lỡ – để nhắc nhở với đời sau biết bao điều đau xót, sâu xa. Cổ Loa trong tương lai sẽ còn nhiều đổi khác.

Năm 2010, nhân dân ta tổ chức kỉ niệm trọng thể 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bởi vì, tính từ năm vua Lí Thái Tô dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La cũ đến năm 2010, thời gian đã vừa tròn một thiên niên kỉ. Vào dịp ấy, cùng với Đền Hùng ở Phú Thọ, Hoa Lư ở Ninh Bình, Cổ Loa trở thành một nơi để khách tham quan hoài niệm về nguồn cội, về tổ tiên của dân tộc Việt Nam mình.

Câu hỏi: Đoạn trích trên có mạch lạc không ? Sự mạch lạc (hoặc còn chưa mạch lạc) đó có ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của đoạn trích hay không ?

Gợi ý làm bài:

 Để đánh giá đoạn trích có mạch lạc không, anh (chị) cần xem xét:

- Đoạn văn đó có tập trung thuyết minh cho một hiện tượng duy nhất nào không ? Do vậy, có thể nói rằng, có một chủ đề, một mạch văn thống nhất xuyên suốt các phần, đoạn khác nhau của văn bản hay không ?

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM