Truyện Kiều (tiếp theo) Nỗi thương mình Ngữ văn 10

Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về nỗi thương mình của nàng Kiều. Bài học ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài học Nỗi thương mình. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt!

Truyện Kiều (tiếp theo) Nỗi thương mình Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ.

- Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.

=> Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh.

- Quê hương:

+ Quê cha: Hà Tĩnh =>giàu truyền thống văn hóa, hiếu học.

+ Quê mẹ : Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ.

+ Nguyễn Du sống chủ yếu ở Thăng Long => Mảnh đất nghìn năm văn hiến.

+ Quê vợ : Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa.

=> Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật.

1.2. Tác phẩm

a. Vị trí đoạn trích:

- Thuộc phần: Gia biến và lưu lạc.

- Từ câu 1229 đến câu 1248.

b. Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: 4 câu đầu: Cuộc sống ở lầu xanh.

+ Phần 2: 8 câu tiếp theo: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.

+ Phần 3: 8 câu cuối: Bi kịch tâm trạng của Kiều thể hiện qua cảnh vật.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Bốn câu đầu tình cảnh của nàng Kiều ở lầu xanh

"Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"

- Bướm lả ong lơi

=> Hình ảnh ước lệ chỉ người hiếu sắc.

- Cuộc say đầy tháng

- Trận cười suốt đêm

=> Chỉ cuộc sống lạc thú chốn lầu xanh.

- Lá gió cành chim

=> Điển tích điển cố chỉ người phụ nữ tiếp khách 4 phương.

- Sớm đưa Tống Ngọc

- Tối tìm Trường Khanh

=> Điển cố điển tích chỉ chung loại khách làng chơi.

- Một mặt, diễn tả không khí tấp nập, lả lơi, trăng gió của cuộc sống trong nhà chứa ⇒ sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là cuộc sống nhơ nhớp trong nhà chứa

2.2. Tám câu tiếp theo: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ấy

- Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc:

+ “khi tỉnh rượu” là khi con người đã thoát ra khỏi những cuộc vui triền miên, tỉnh táo trong nhận thức để đối diện với chính mình,  đã trở về trạng thái cân bằng.

+ Khi không gian đã thật sự tĩnh lặng, con người chỉ con lại một mình cô độc, k

⇒ Đây là hoàn cảnh dễ nảy sinh tâm trạng nhất và cũng là lúc con người dám nhìn thẳng vào suy nghĩ của mình ⇒ hoàn cảnh tâm lý

- “Giật mình/mình lại thương mình/xót xa”

+ Câu thơ có sự thay đổi nhịp điệu: từ 2/2/2, 4/4 sang 3/3, 2/4/2.Dòng thơ trên ngắt nhip 3/3 như chia đôi khoảng cách không gian và thời gian nhà chứa ồn ào với không gian tâm trạng trong lòng Kiều; thì dòng thơ dưới nhịp thơ như kéo dài hơn thể hiện tâm trạng day dứt, đau đớn của Kiều

2.3. Tám câu cuối: Tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều

+ Thiên nhiên: “ gió tựa”, “ hoa kề”, “ tuyết ngậm”, “ trăng thâu”→ phong, hoa, tuyết, nguyệt

+ Thú vui : “nét vẽ”, “ câu thơ”, “ cung cầm”, “ nước cờ”→ cầm , kì, thi, hoạ

⇒ Cảnh đẹp, tao nhã nhưng không che giấu được cái bản chất nhơ nhớp của nơi “buôn thịt, bán người”

- “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

⇒ Nỗi đau buồn của Kiều đã hoà nhập vào cảnh vật. Từ một trưòng hợp cụ thể Nguyễn Du đã khái quát thành một chân lý phổ quát mọi thời đại.

- Thuý Kiều gần như chia thành hai nửa con người:

+ Một phải “ vui gượng kẻo là” để tránh những trận đòn “ uốn lưng đổ thịt dập đầu máu sa”của Tú Bà, không được sống thật với chính mình

+ Nhưng thực tâm “Ai tri âm đó mặn mà với ai?” .Hai đại từ “ ai”- phiếm chỉ (khách làng chơi, Thúy Kiều, Kim Trọng)

3. Tổng kết

- Cảm thương cho số phận Thúy Kiều, ngợi ca phẩm chất của người con gái tài hoa bạc mệnh.

- Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: Ý thức thương thân xót phận lần đầu tiên được xuất hiện trong văn học.

- Từ ngữ, hình ảnh ước lệ, phép đối, câu hỏi tu từ, điển tích, điển cố…. 

- Đoạn trích Nỗi thương mình thể hiện tập trung tư tưưởng của tác giả: Kiều thương mình → nhân bản,cảm thương trước bi kịch của Kiều → nhân đạo, khẳng định nhân cách đẹp đẽ của nàng, ý thức cá nhân → nhân văn.Đoạn trích “Nỗi thưong mình” cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện của tác giả.

4. Luyện tập

Câu 1. Tìm các dạng thức đối khác nhau trong đoạn trích và vai trò của việc sử dụng phép đối trong đoạn trích:

Gợi ý làm bài:

+ Tiểu đối 4 chữ :bướm lả/ ong lơi, lá gió/ cành chim, dày gió/ dạn sương, bướm chán/ ong chường, mư Sở/ mây Tần, gió tựa/ hoa kề⇒ nhấn mạnh mức độ nội dung của cụm từ không có tiểu đối

+ Tiểu đối trong một câu: khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh, nửa rèm tuyết ngậm/bốn bề trăng thâu⇒ nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của không gian và thời gian

+ đối xứng giữa hai câu thơ lục bát: “ khi sao…/giờ sao…”( quá khứ êm đềm, hiện tại nghiệt ngã), “mặt sao…/thân sao..”(thân thể còn đau khổ hơn trên vẻ mặt ), “mặc người…/những mình…”

⇒ Tác dụng nhấn mạnh ý cần nói, tạo điều kiện nỗi thương mình của nhân vật được nhìn từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nguyễn Du đã tăng tối đa hiệu suất của ngôn từ.

Câu 2. Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích Nỗi thương mình

Gợi ý làm bài:

- Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện nỗi thương thân, trách phận, và sự tự ý thức cao độ của Thúy Kiều nhất là ý thức về nhân cách. Đồng thời, bằng lòng thương cảm và tài năng của mình, Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ú thức của con người cá nhân trong văn học trung đại

- Giá trị nghệ thuật:

+ Khai thác triệt để các hình thức đối xứng

+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, điệp từ

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

+ Ngòi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc sảo

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu và đồng cảm với tâm trạng đau đớn, tủi nhục, xót xa, tự thương mình , ý thức về nhân phẩm bị chà đạp của Thúy Kiều trong chốn thanh lâu và tiếng nói cảm thông, thương xót, trân trọng của tác giả đối với nhân vật.

- Giúp học sinh hiểu được nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vât, sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, nhất là trong đoạn trích.

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

Ngày:20/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM