Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 10

Ôn tập phần Làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn học các em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 10. Bài học này đã được eLib biên soạn một cách đầy đủ và chính xác nhất. Mời các em tham khảo cùng tham khảo nhé!

Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 10

1. Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận

a. Đặc điểm riêng

- Tự sự:

+ Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

+ Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm .

- Thuyết minh:

+ Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng

+ Mục đích: Người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. 

- Nghị luận: Người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. 

b. Mối quan hệ

- Tự sự: có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

- Thuyết minh: có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận…

- Nghị luận: có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh.

2. Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự

- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện. Trong mỗi sự việc có nhiều chi tiết. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

- Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản. Vì vậy, lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

3. Cách viết bài văn thuyết minh

a. Yêu cầu về tính chuẩn xác

- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.

- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá trị về vấn đề cần thuyết minh.

- Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có.

b. Yêu cầu về tính hấp dẫn

- Những con số được đưa ra chính xác.

- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe.

- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.

- Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

4. Yêu cầu lập dàn ý và viết một đoạn văn thuyết minh

a. Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng

- Thân bài: Cung cấp tri thức về đối tượng TM

- Kết bài: Đánh giá về vai trò, ý nghĩa của đối tượng TM.

b. Viết đoạn văn thuyết minh

- Xác định chủ đề của đoạn văn.

- Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.

- Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính liên kếtvề hình thức và nội dung .

- Dùng từ ngữ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ viết.

5. Văn nghị luận

a. Cấu tạo của lập luận

- Luận điểm

- Các luận cứ

- Các phương pháp lập luận: Quy nạp, Diễn dịch, Phản đề, Loại suy, …

b. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

- Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.

- Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ

- Kết bài: Nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề.

6. Luyện tập

Câu 1. Hãy lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

- Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc được cả thế giới biết đến.

- Một nhà quân sự nổi tiếng có công sáng lập ra nhà Hậu Lê và cũng là nhà thơ lớn.

b. Thân bài

- Cuộc đời và sự nghiệp

+ Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương.

+ Nguyễn Trãi là con của gia đình có truyền thống yêu nước, văn học.

+ Vào năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cả cha và con đều làm quan.

+ Năm 1407, nhà Hồ khởi nghĩa thất bại, giặc Minh chiếm nước ta, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, còn ông Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc.

+ Vào những năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh, đó cũng là thời gian mà ông viết “Bình Ngô đại cáo”.

+ Chỉ sau thời gian ngắn, triều đình lục đục, gian lận lộng hành, ông xin về ở ẩn.

+ Vụ án Lệ Chi Viên vụ án oan trong lịch sử và được vua Lê Thánh Tông minh oan vào năm 1464.

+ Nguyễn Trãi được minh oan và trong sạch để lại tiếng thơm muôn đời.

+ Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

- Đóng góp văn học

+ Không chỉ là nhà quân sự, Nguyễn Trãi có rất nhiều những đóng góp quan trọng vào văn học đương thời và có giá trị đến hiện nay.

+ Nguyễn Trãi nhiều tác phẩm nổi tiếng văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.

+ Ông là nhà thơ xuất sắc với các tập thơ: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.

+ Ông là nhà chính luận nổi tiếng: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, các thể loại chiếu…

+ Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, lý tưởng nhân nghĩa. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị và gần gũi với thực tế.

c. Kết bài

- Nguyễn Trãi xứng đáng là người hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của thời đại.

- Cuộc đời của ông để lại nhiều đau thương, bị thảm nhưng tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của thế hệ sau.

Câu 2. Hãy đọc kĩ đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Nhạc sĩ Pháp S. Gu-nô có lần nói :

“Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi là có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói : “Tôi và Mô-da”. Bốn mươi tuổi tôi nói : “Mô-da và tôi”. Còn bây giờ tôi chỉ nói : “Mô-da”.”

Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên ? Từ đó rút ra điều gì bổ ích cho bản thân mình ?

a) Xác định yêu cầu của đề bài.

b) Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài viết.

Gợi ý làm bài:

a. Xác định yêu cầu của đề bài.

- Thể loại : nghị luận.

- Nội dung : Cùng với sự trưởng thành của bản thân, sự nhận thức, đánh giá mình và người khác ngày càng đúng đắn hơn. Đức tính khiêm tốn là bài học bổ ích được rút ra từ câu nói này.

b. 

Mở bài :

Trong cuộc sống, nhận thức của con người không ngừng thay đổi theo thời gian, ngày càng tiếp cận dần chân lí. Nhạc sĩ Pháp S. Gu-nô có lần đã nói : Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi là có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói : “Tôi và Mô-da”. Bốn mươi tuổi tôi nói : “Mô-da và tôi”. Còn bây giờ tôi chỉ nói : “Mô-da”. Cần phải có sự từng trải, con người mới học được bài học khiêm tốn, để ngày một đến gần chân lí, đó là điều Gu-nô muốn nói với chúng ta.

Kết bài :

Tóm lại, câu nói của Gu-nô cho ta bài học sâu sắc mà tế nhị. Nó nhắc ta chớ vội chủ quan, nông nổi khi tự đánh giá xung quanh, nếu không muốn làm “thầy bói xem voi” hoặc rơi vào cảnh “ếch ngồi đáy giếng”. Tự tin và khiêm tốn, đó là hai mặt biện chứng của phẩm chất con người chân chính. Nhưng giữa chúng chỉ có một ranh giới hết sức tế nhị. Phải luôn luôn tâm niệm câu nói của một nhà bác học lừng danh : “Những gì tôi biết chỉ là hạt cát, nhưng những gì tôi chưa biết là cả một đại dương bao la”, từ đó chúng ta xác định con đường tích cực học tập, rèn luyện, không ngừng vươn lên và tránh thói tự kiêu, tự mãn để trở thành người tài đức vẹn toàn.

7. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nôi duung chính sau:

- Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng viết văn.

- Phát huy năng lực sáng tạo.

Ngày:27/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM