Giải SGK Hóa 8
Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt môn Hóa học 8
1.1. Đọc trước, đọc kĩ nội dung trong SGK
1.2. Ghi nhớ chọn lọc về chất với tính chất cụ thể
1.3. Gắn các kiến thức học được với thực tiễn
1.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức
2. Phương pháp đạt điểm cao môn Hóa 8
2.1. Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ
2.2. Ghi nhớ kiến thức quan trọng vào giấy nhớ
1. Phương pháp học tốt môn Hóa học 8
Hoá học tuy có khối lượng kiến thứ khá nhiều nhưng về dạng bài tập (dạng toán) có thể là ít hơn Toán và Lý, nếu nắm vững tính chất hoá học của nguyên tố & các phản ứng đặc trưng các em sẽ thấy Hoá không phải là khó nhằn lắm. Mỗi môn học đều có phương pháp học hiệu quả, nhanh và nhớ lâu khác nhau một chút, nếu các em thấy môn Hóa khó hãy thử áp dụng cách học tốt môn Hóa cùng bí quyết ôn tập và làm bài thi hóa điểm cao sau sẽ giúp các em không cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi nghĩ đến hóa học. Các em cùng tham khảo nhé!
1.1. Đọc trước, đọc kĩ nội dung trong sách giáo khoa
Việc đọc kĩ nội dung sách giáo khoa trước khi học sẽ giúp các em biết được bài học đó nói về nội dung gì. Nội dung chính của bài học đó nói về vấn đề gì. Từ đó, khi nghe giảng bài các em sẽ nhanh hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
1.2. Ghi nhớ chọn lọc về chất với tính chất cụ thể
Với mỗi bài học, có rất nhiều nội dung kiến thức không thể nhớ hết được nên các em cần biết học và ghi nhớ có chọn lọc về chất đó với tính chất cụ thể. Từ đó biết xâu chuỗi, kết nối các kiến thức đó lại với nhau thành một hệ thống kiến thức logic và khoa học.
1.3. Gắn các kiến thức học được với thực tiễn
Khi tìm hiểu các chất đó có trong thực tế các em cần nhớ kĩ đặc điểm mà mình quan sát được và sự biến đổi của nó trong thực tế. Vì đây là một môn học thực nghiệm,có ứng dụng thực tế rất nhiều, luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Chúng ta sẽ học bằng những thí nghiệm, những kiến thức thực tế nhất trong cuộc sống.
1.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống và ghi nhớ các kiến thức
Sơ đồ tư duy giúp nâng cao kết quả học tập. Cụ thể, việc sử dụng sơ đồ trong giảng dạy tạo điều kiện để học sinh động não, sáng tạo, từ đó kích thích sự khám phá kiến thức của học sinh. Khi trình bày bằng sơ đồ tư duy, học sinh có thể nắm bắt đầy đủ nội dung bài học và có thể nhớ kiến thức lâu hơn.
Sơ đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ tuyệt vời cho trí nhớ, cho phép con người tổ chức sự kiện và suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con người. Điều này đồng nghĩa với việc nhớ và gợi là thông tin một cách hiệu quả và dễ dàng.
2. Phương pháp đạt điểm cao môn Hóa 8
Với các công thức cấu tạo dài cùng nhiều dạng bài tập khác nhau, để chinh phục kiến thức Hóa học 8 là một thử thách không hề nhỏ. Vì vậy, eLib sẽ chỉ ra các mẹo hữu ích giúp các em tiếp thu môn Hóa lớp 8 hiệu quả.
Với những phương pháp này các em sẽ phân biệt được các chất, hiểu sâu về cấu tạo nguyên tử, biết ứng dụng của các phản ứng hóa học; ghi nhớ các công thức, phương trình hóa học và dung dịch, tính toán thành thạo các “ẩn số” theo mol… xây dựng vững chắc nền móng để tự tin chinh phục kiến thức Hóa học các lớp trên.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ
Khi làm bài tập môn Hóa các em cần chuẩn bị giấy nháp, máy tính, bút viết đầy đủ. Nếu các em không mang máy tính thì với các bài tính toán các em chỉ có thể ngồi nhẩm bằng miệng, mất nhiều thời gian mà có thể dẫn đến kết quả sai. Việc các em sửa đi sửa lại trong bài sẽ gây bẩn và dẫn đến mất điểm trình bày một cách đáng tiếc. Vậy các em nên dùng giấy nháp để tính thử trước kết quả một cách cẩn thận nhé.
2.2. Ghi nhớ kiến thức quan trọng vào giấy nhớ
Những công thức, tính chất vật lý, tính chất hóa học của từng chất, hợp chất hay dung dịch là thách thức lớn đối với học sinh. Để giúp khắc sâu kiến thức, không bị nhầm lẫn giữa các nguyên tố hóa học thì các em có thể làm các thẻ ghi nhớ hoặc viết những kiến thức quan trọng vào giấy, dán ở những vị trí còn thường xuyên qua lại như: Phòng ngủ, góc học tập, hành lang. Mỗi lần đi qua thì đọc một lượt, cứ như vậy, những kiến thức Hóa vốn khô khan sẽ trở nên dễ dàng, tạo hứng thú học tập cho các em.
2.3. Viết phương trình hóa học
Để viết được các phương trình hóa học bạn cần phải tập viết thật nhiều, viết đi viết lại các phương trình trong sách, phương trình ví dụ cô cho trên lớp để nhớ cách viết, nhớ hóa trị và làm quen dần với tất cả các phương trình hóa học. Lưu ý khi vết pương trình các em phải nhớ luôn các điều kiện cho phản ứng xảy ra. Học cách cân bằng phương trình thật thành thạo. Chăm chỉ làm thật nhiều các bài tập trong sách giáo khoa, các bài tập thầy cô giáo, các bài tương tự trong sách tham khảo, lâu dần các em sẽ hình thành được cách viết nhanh và chính xác các phương trình hóa học.
2.4. Nắm vững kĩ năng tính toán
Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình,...).
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích,...) để giải quyết vấn đề.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 11
- docx
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 10
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 38
- docx
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 9
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 23
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 29
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 37
- docx
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 8
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 17
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 22