Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 11: Luyện tập 2

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 11 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 11: Luyện tập 2

1. Giải bài 1 trang 41 SGK Hóa 8

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Phương pháp giải

Để tính hóa trị ta dựa vào quy tắc hóa trị:

Quy tắc hóa trị x. a = y. b

Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′

Lấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).

Hướng dẫn giải

Ta có: nhóm (OH), (NO3) và Cl đều hóa trị I.

Gọi hóa trị của các chất cần tính là a. Ta có:

  • Cu(OH)2: 1.a = 2.I ⇒ a = II

Hay Cu hóa trị II.

  • PCl5: 1.a = 5.I ⇒ a = V

Hay P hóa trị V.

  • SiO2: 1.a = 2.II ⇒ a = IV

Hay Si hóa trị IV.

  • Fe(NO3)3: 1.a = 3.I ⇒ a = III

Hay Fe hóa trị III.

2. Giải bài 2 trang 41 SGK Hóa 8

Cho biết nhóm công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau (X,Y là những nguyên tố nào đó): XO, YH3.

Hãy chọn công thức hóa học nào cho phù hợp của X với Y trong số các công thức cho sau đây:

A. XY

B. X3Y

C. X2Y3 

D. X3Y2

E. XY

Phương pháp giải

Để tìm công thức hóa học phù hợp của X, Y ta dựa vào xác định hóa trị của X trong XO và Y trong YH3, sau đó xác định công thức theo quy tắc hóa trị:

Quy tắc hóa trị x. a = y. b

Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′

Lấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).

Hướng dẫn giải

Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố XO và YH3, với O hóa trị II, và H hóa trị I.

  • Gọi hóa trị của X là a

Theo quy tắc hóa trị ta có : a.1 = II.1 ⇒ a = II

⇒ X có hóa trị II.

  • Gọi hóa trị của Y là b

Theo quy tắc hóa trị ta có : b.1 = I.3 ⇒ b = 3

⇒ Y có hóa trị III.

Gọi công thức là XxYy

Theo quy tắc hóa trị: II.x = III.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{III}}{{II}} = \frac{3}{2}\)

Vậy công thức cần tìm là X3Y2.

Chọn đáp án D.

3. Giải bài 3 trang 41 SGK Hóa 8

Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe23, hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO4) sau:

A. FeSO4 

B. Fe2SO4 

C. Fe2(SO42 

D. Fe2(SO­4)3 

E. Fe3(SO4)2

Phương pháp giải

Để tìm công thức hóa học phù hợp của Fe và SO4 ta dựa vào xác định hóa trị của Fe trong Fe2O3 sau đó xác định công thức theo quy tắc hóa trị:

Quy tắc hóa trị x. a = y. b

Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′

Lấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).

Hướng dẫn giải

  • Gọi hóa trị của Fe trong Fe2O3 là a

Theo quy tắc hóa trị ta có: a.2 = II.3 ⇒ a = III ⇒ Fe có hóa trị III.

  • Gọi công thức dạng chung là Fex(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II. y ⇒  \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3}\) 

Vậy công thức hóa trị đúng là Fe2(SO4)3.

Chọn đáp án D.

4. Giải bài 4 trang 41 SGK Hóa 8

Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm K(I), bari Ba(II), Al(III) lần lượt liên kết với:

a) Cl.

b) Nhóm (SO4).

Phương pháp giải

Để lập công thức hóa học ta dựa vào quy tắc hóa trị, từ công thức vừa lập được, ta tính phân tử khối.

Hướng dẫn giải

Câu a

  • Gọi công thức hóa học là KxCly:

Theo quy tắc hóa trị: I.x = I.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{I}{I} = \frac{1}{1}\)

⇒ Công thức hóa học đúng là KCl

Phân tử khối KCl = 39 + 35,5 = 74,5 đvC.

  • Gọi công thức hóa học là BaxCly:

Theo quy tắc hóa trị: II.x = I.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2}\)

⇒ Công thức hóa học đúng là BaCl2

Phân tử khối BaCl2 = 137 + 71 = 208 đvC.

  • Gọi công thức hóa học là AlxCly:

Theo quy tắc hóa trị: III.x = I.y ⇒  \(\frac{x}{y} = \frac{I}{{III}} = \frac{1}{3}\)

⇒ Công thức hóa học đúng là AlCl3

Phân tử khối AlCl3 = 27 + 35,5.3 = 133,5 đvC.

Câu b

  • Gọi công thức hóa học là Kx(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị: I.x = II.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{I} = \frac{2}{1}\)

⇒ Công thức hóa học đúng là K2SO4

Phân tử khối K2SO4 = 39.2 + 332 + 16.4 = 174 đvC.

  • Gọi công thức hóa học là Bax(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị: II.x = II.y ⇒  \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{II}} = \frac{1}{1}\)

⇒ Công thức hóa học đúng là BaSO4

Phân tử khối BaSO4 = 137 + 32 + 16.4 = 233 đvC.

  • Gọi công thức hóa học là Alx(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị: III.x = II.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3}\)

⇒ Công thức hóa học đúng là Al2(SO4)3

Phân tử khối Al2(SO­4)3 = 27.2 + (32 + 16.4).3 = 342 đvC.

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM