Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 43: Pha chế dung dịch

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 43 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về pha chế dung dịch. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 43: Pha chế dung dịch

1. Giải bài 1 trang 149 SGK Hóa học 8

Làm bay hơi 60 g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.

Phương pháp giải

Đặt khối lượng dung dịch ban đầu là m gam

Vậy khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi là: (m - 60) gam

Khối lượng chất tan có trong dung dịch trước và sau khi làm bay hơi là không đổi, ta có:

mct = 15.m/100 = 18(m−60)/100

=> m =? 

Hướng dẫn giải

Đặt khối lượng dung dịch ban đầu là m gam

Vậy khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi là: (m - 60) gam

Khối lượng chất tan có trong dung dịch trước và sau khi làm bay hơi là không đổi, ta có:

\({m_{ct}} = \frac{{15m}}{{100}} = \frac{{18.(m - 60)}}{{100}}\)

⇔ 15.m = 18(m - 60)

⇔ 15m = 18m - 1080

⇔ 3m = 1080

⇔ m = 360 gam.

2. Giải bài 2 trang 149 SGK Hóa học 8

Đun nhẹ 20 g dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được chất rắn màu trắng là CuSO4 khan. Chất này có khối lượng là 3,6 g. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4.

Phương pháp giải

Công thức tính nồng độ phần trăm:

C% = mct/mdd . 100% 

Hướng dẫn giải

Nồng độ phần trăm của dung dịch:

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%  = \frac{{3,6}}{{20}}.100\%  = 18\% \)

3. Giải bài 3 trang 149 SGK Hóa học 8

Cân lấy 10,6 g Na2CO3 cho vào cốc chia độ có dung tích 500 ml. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200 ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch Na2CO3. Biết 1 ml dung dịch này cho khối lượng là 1,05 g. Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol của dung dịch vừa pha chế được.

Phương pháp giải

Tính khối lượng của  Na2CO3 có trong 200 ml dung dịch : mdd = V. d= 200. 1,05 = a (gam)

=> C%Na2CO3=mctan/mdd.100%=?

Tính số mol của  Na2CO3 = m : M

=> nồng độ mol CM=n.V

Hướng dẫn giải

Khối lượng dung dịch Na2CO3:

m = d.V =  200 . 1,05 = 210 gam

Nồng độ phần trăm của dung dịch:

\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% = \frac{{10,6}}{{210}}.100\% = 5,05\%\)

Số mol của Na2CO3 là:

\({n_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{{m_{N{a_2}C{O_3}}}}}{{{M_{N{a_2}C{O_3}}}}} = \frac{{10,6}}{{(23.2 + 12 + 48)}} = 0,1(mol)\)

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lit nên đổi 200 ml thành 0,2 lit.

Nồng độ mol của dung dịch:

\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5(mol/l)\)

4. Giải bài 4 trang 149 SGK Hóa học 8

Hãy điền những giá trị chưa biết vào những ô trống trong bảng, bằng cách thực hiện các tính toán theo mỗi cột?

Phương pháp giải

Để điền những số liệu còn thiếu vào bảng cần nắm rõ các công thức pha chế dung dịch đã học.

Hướng dẫn giải

Dung dịch NaCl:

mdd = 30 + 170 = 200 g

\(V = \frac{m}{D} = \frac{{200}}{{1,1}} \approx 0,182(l)\)

\(C\%  = \frac{{mct}}{{mdd}}.100\%  = 15\% \)

\({n_{NaCl}} = \frac{{30}}{{58,5}} = 0,51mol\)

\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,51}}{{0,182}} = 2,8M\)

Dung dịch Ca(OH)2:

mdd = V.d = 200 g

mH2O = mdd - mct = 199,85 g

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%  = 0,074\% \)

\({n_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{0,148}}{{74}} = 0,002\,mol\)

V = 200ml = 0,2 lít

\( \to {C_M} = \frac{n}{V} = 0,01M\)

Dung dịch BaCl2

mdd = mct . C% = 30 g

mH2O = 120 g

\({V_{dd}} = \frac{m}{D} = 125ml = 0,125(l)\)

\({n_{BaC{l_2}}} = \frac{{30}}{{208}} = 0,144mol\)

→ \({C_M} = \frac{n}{V} = 1,152M\)

Dung dịch KOH

nKOH = CM . V = 2,5.0,3 = 0,75 mol

mct = 56.0,75 = 42 gam

mdd = V.D = 300.1,04 = 312 gam

mH2O = 312−42 = 270 gam

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%  = 13,46\% \)

5. Giải bài 5 trang 149 SGK Hóa học 8

Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau:

- Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 200C.

- Chén sứ nung có khối lượng 60,26 g.

- Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g.

- Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g.

Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 200C.

Phương pháp giải

  • Bước 1: Tính khối lượng dung dịch muối ban đầu
  • Bước 2: Tính khối lượng dung dịch muối sau khi bay hơi
  • Bước 3: Tính độ tan của muối

Hướng dẫn giải

Khối lượng dung dịch muối là:

m = 86,26 – 60,26 = 20 g

Khối lượng muối sau khi bay hơi:

m = 66,26 – 60,26 = 6 g

Khối lượng nước là: 20 – 6 = 14 g

Độ tan của muối là: \(\frac{6.100}{20} = 30 \ g\)

Vậy ở 20oC độ tan của muối là 30 g.

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM