Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp- Ứng dụng của oxi

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 25 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp- Ứng dụng của oxi

1. Giải bài 1 trang 87 SGK Hóa học 8

Dùng cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

một chất mới, sự oxi hóa, đốt nhiên liệu, sự hô hấp, chất ban đầu

a) Sự tác dụng của oxi với một chất là …………………

b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có……………………..được tạo thành từ hai hay nhiều ………………

c) Khí oxi cần cho ………………… của người và động vật và cần để …………………trong đời sống và sản xuất.

Phương pháp giải

Để điền những từ thích hợp vào chỗ trống cần nắm rõ lý thuyết vế sự oxi hóa.

Hướng dẫn giải

Các câu được hoàn chỉnh như sau:

a) Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

c) Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật và cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

2. Giải bài 2 trang 87 SGK Hóa học 8

Lập phương trình phản ứng hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie Mg, kẽm Zn, sắt Fe, nhôm Al, biết rằng công thức hóa học của các hợp chất được tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3.

Phương pháp giải

Để lập phương trình phản ứng hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại ta dựa vào chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học của lưu huỳnh với các kim loại:

Mg + S \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) MgS

Fe + S \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) FeS

Zn + S \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) ZnS

2Al + 3S \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Al2S3

3. Giải bài 3 trang 87 SGK Hóa học 8

Tính thể tích oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn lượng khí metan CH4 có trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đo ở đktc.

Phương pháp giải

- Bước 1: Đổi 1  (m3) = 1000 (dm3 ) = 1000 (lít)

- Bước 2: Tính phần trăm khí CH4 có trong 1  m3 khí: % CH4 = 100% - % tạp chất không cháy

Tính thể tích khí CH4 và số mol của CH4

VCH4= (1000.%CH4)/100% = ?

=>nCH4(đktc)=VCH4.22,4=?(mol)

- Bước 3: Viết phương trình hóa học xảy ra

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Theo PTHH: nO2 = 2nCH4=?(mol)

=>VO2(đktc)=nO2.22,4=?(lít)

Hướng dẫn giải

Lượng khí metan nguyên chất là:

mCH4 = \(\frac{{1000.98}}{{100}} = 980\;d{m^3}\)

Phương trình hóa học:

CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO2 + 2H2O

Tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ số mol.

Thể tích oxi cần dùng là:

VO2 = \(2.980 = 1960\;d{m^3}\)

4. Giải bài 4 trang 87 SGK Hóa học 8

a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.

b) Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ tính chất của oxi.

Hướng dẫn giải

Câu a

Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy nắp kín, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt, đó là vì khi nến cháy lượng oxi trong không khí sẽ bị giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ bị tắt.

Câu b

Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi cồn không cháy được nữa.

5. Giải bài 5 trang 87 SGK Hóa học 8

Hãy giải thích vì sao:

a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm.

b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí.

c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và các thợ lặn làm việc lâu dưới nước... đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt.

Phương pháp giải

Để giải thích các câu hỏi trên cần nắm rõ tính chất của oxi.

Hướng dẫn giải

Câu a

Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm là do khí oxi nặng hơn không khí (nặng hơn rất nhiều lần các khí khác như nitơ, heli, hiđro,...). Do đó, càng lên cao, lượng khí oxi càng giảm.

Câu b 

Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi mãnh liệt hơn trong không khí là vì ở trong khí oxi, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí (trong không khí oxi chỉ chiếm 1/5 thể tích).

Câu c

Nhiều bệnh nhân bị khó thở và các thợ lặn làm việc lâu ở dưới nước,... đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt để cung cấp oxi cho những người này được tốt hơn.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM