Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
Qua nội dung tài liệu giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp. Giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài tập phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật. Mời các em theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 53 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Hãy giải thích mối liên quan giữa hô hấp và nhiệt độ môi trường, giữa hô hấp và hàm lượng nước trong cây.
Phương pháp giải
- Xem lại sự ảnh hưởng cùa các yếu tố môi trường đến hô hấp.
Hướng dẫn giải
- Mối liên hệ giữa hô hấp và nhiệt độ:
+ Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.
+ Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van-Hôp: Q10 = 2–3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2–3 lần).
+ Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 - 35oC.
- Mối liên hệ giữa hô hấp và hàm lượng nước:
+ Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.
+ Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
+ Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
2. Giải bài 2 trang 53 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Sự thay đổi nồng độ O2 và CO2 trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
Phương pháp giải
- Hô hấp cần sử dụng khí ôxi và thải ra khí cacbônic.
Hướng dẫn giải
- Sự thay đổi nồng độ O2 và CO2 trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hô hấp:
+ Nồng độ O2: Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.
+ Nồng độ CO2: CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên men êtilic. Nồng độ CO2 trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế.
3. Giải bài 3 trang 53 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
Phương pháp giải
- Hô hấp là quá trình ôxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucôzơ thành khí cacbonic, nước và tích lũy năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.
Hướng dẫn giải
- Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu. Nếu không như vậy, các đối tượng bảo quản sẽ hô hấp mạnh hơn dẫn đến các hậu quả: Giảm số lượng và chất lượng, làm giảm O2 và tăng CO2 môi trường, nếu quá mức đối tượng bảo quản có thể nhanh chóng bị phân hủy.
4. Giải bài 4 trang 53 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Hãy nêu các biện pháp bảo quản đang được sử dụng mà em biết.
Phương pháp giải
- Liên hệ kiến thức thực tế, tìm hiểu các biện pháp bảo quản đang được sử dụng hiện nay ví dụ:
+ Bảo quản khô.
+ Bảo quản lạnh.
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp.
Hướng dẫn giải
- Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây
+ Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 - 16% tùy theo từng loại hạt.
+ Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau (tùy loại). Ví dụ: Cam chanh ở 6°C, các loại rau 3 - 7°C.
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản
5. Giải bài 5 trang 53 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Tại sao không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh.
Phương pháp giải
- Ngăn đá của tủ lạnh sẽ làm nước đóng băng. Trong tế bào rau quả có hàm lượng nước nhất định.
Hướng dẫn giải
- Không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh là vì: Trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả chóng bị hỏng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 7: Quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 11: Hô hấp thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 15: Tiêu Hóa
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 16: Tiêu Hóa (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 17: Hô Hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 18: Tuần Hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân bằng nội môi