Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 32: Tập tính (tiết 3)
eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 32: Tập tính (tiết 3). Giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập phân tích các tập tính của động vật, so sánh tập tính giữa người và động vật. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 124 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Tập tính của người có gì khác so với tập tính ở động vật?
Phương pháp giải
- Con người có hệ thần kinh phức tạp và xã hội xây dựng văn minh.
Hướng dẫn giải
- Ở người có hệ thống thần kinh rất phát triển, đặc biệt là bộ não, đã xây dựng được những tập tính mới (giáo dục, học tập, và rèn luyện) phù hợp với yêu cầu của xã hội tiến bộ văn minh mà các loài động vật khác không có.
2. Giải bài 2 trang 124 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Con người đã thuần dưỡng các thú hoang như thế nào?
Phương pháp giải
- Dựa vào tập tính học được.
Hướng dẫn giải
- Con người đã lợi dụng tập tính của động vật, biến đổi các tập tính bẩm sinh thành các tập tính học được bằng cách huấn luyện các con thú còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.
3. Giải bài 3 trang 124 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu một số ví dụ về biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp và ưu thế của biện pháp này.
Phương pháp giải
- Đấu tranh sinh học là những biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
Hướng dẫn giải
- Trong sản xuất nông nghiệp, để đấu tranh phòng trừ sâu hại, các nhà nghiên cứu đã gây nuôi, phát triển nhiều nhóm côn trùng cánh màng hoặc cánh cứng, sử dụng chúng trong việc tiêu diệt nhiều nhóm sâu hại cây trồng (bọ rùa, ong mắt đỏ, nhiều nhóm tò vò). Bọ rùa được nuôi thả để diệt rệp cam, loài ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng, tò vò có tập tính bắt sâu tiêm dịch cho tê liệt và mang về tổ chuẩn bị làm thức ăn cho con non khi mới nở. Có thể nói côn trùng cánh màng là thiên địch của nhiều loài sâu hại, trong đó có 53 loài đã biết là thiên địch của sâu hại lúa ở nước ta.
- Các nhà nghiên cứu còn dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại, đã tạo ra thế đực bất thụ. Những con đực này vẫn khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản. Bằng biện pháp này con người đã hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại. Đây là hướng tiêu diệt sâu hại bằng biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường như thuốc trừ sâu.
4. Giải bài 4 trang 124 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Em thử hình dung người ta đã huấn luyện các động vật trong rạp xiếc như thế nào?
Phương pháp giải
- Dựa vào cơ sở hình thành tập tính học được.
Hướng dẫn giải
- Đối với thú ở rạp xiếc, người ta đã làm thay đổi tập tính của nhiều loài thú dữ (hổ, báo, sư tử, voi...) trở nên thuần phục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú trong các màn biểu diễn. Con người đã biến đổi các tập tính bẩm sinh thành các tập tính thứ sinh, bằng cách huấn luyện các con thú còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện (còn gọi là điều kiện hóa đáp ứng chương trình của người huấn luyện).
- Khen thưởng là phương pháp có thể áp dụng cho nhiều loài vật. Đối với thú vật, khen thưởng thường là đồ ăn mà chúng yêu thích. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần phải có cách áp dụng riêng biệt với từng loài, và không thể bỏ qua những yêu cầu cơ bản. Đầu tiên con vật phải cảm thấy thật sự thoải mái, hưng phấn, không sợ hãi. Sau đó lên kế hoạch tập luyện theo nhiều giai đoạn. Tiến triển của từng giai đoạn phải thật chậm. Đặc biệt, các hành động huấn luyện phải phù hợp với từng loài.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 23: Hướng động
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 24: Ứng động
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 26: Cảm ứng ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 28: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 29: Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 30: Tập tính
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 31: Tập tính (tiết 2)