Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập phân tích cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

1. Giải bài 1 trang 181 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Có thể điều hòa sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào? Cho ví dụ.

Phương pháp giải

- Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất.

Hướng dẫn giải

- Có thể điều hòa sinh sản ở động vật bằng các hoocmôn điều hòa sinh sản hoặc các tác động của môi trường.
- Ví dụ: Nuôi cá rô ở nhiệt độ 16−18oC thì cá không đẻ.

2. Giải bài 2 trang 181 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Vì sao cơ chế điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng đều được thực hiện theo cơ chế ngược.

Phương pháp giải

- Các hoocmôn điều hòa sinh tinh và sinh trứng đều có tác dụng chính là kích thích sự phát triển.

Hướng dẫn giải

- Cần có các cơ chế ngược trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng vì ơstrogen và prôgestêron đều có tác dụng kích thích mô phát triển, Trong cơ thể không có các hoocmôn ức chế hai hoocmôn này theo cơ chế đối kháng (tương tự insulin và glucagon) do đó chúng phải đảm nhận luôn vai trò ức chế bằng cơ chế ngược

3. Giải bài 3 trang 181 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế điều hòa sinh trứng.

Phương pháp giải

- Cơ chế điều hòa sinh trứng gồm có chiều tác động kích thích của các hoocmôn và chiều ức chế ngược.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng

- Giải thích: Khi nồng độ Ơstrogen (estrogen) và prôgesteron (progesterone) thấp, vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. Hai hoocmôn này kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrogen và prôgesteron. Khi nồng độ hai hoocmôn này tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên giảm tiết FSH và LH.

4. Giải bài 4 trang 181 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng hay không? Vì sao?

Phương pháp giải

- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại cơ chế điều hòa sinh sản, bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản SGK Sinh học 11 nâng cao.

Hướng dẫn giải

- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.

- Vì FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêron. Testosteron kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. Vì vậy tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, ICSH làm thay đổi nồng độ testostêron, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.

5. Giải bài 5 trang 181 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrogen và progestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng hay không? Vì sao?

Phương pháp giải

- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại cơ chế điều hòa sinh sản, bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản SGK Sinh học 11 nâng cao.

Hướng dẫn giải

- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrogen và progestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng. Vì FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên thì sẽ làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng. Nồng độ prôgesterôn và ơstrogen trong máu có tác dụng làm quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.

Ngày:27/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM