Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật. Giúp các em củng cố kiến thức, bám sát nội dung bài tập SGK, rèn luyện kĩ năng làm bài tập về sinh sản vô tính ở động vật. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

1. Giải bài 1 trang 173 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Sinh sản vô tính là gì? Vì sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ?

Phương pháp giải

- Xem lại sinh sản vô tính ở động vật.

- Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm.

Hướng dẫn giải

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ cần một cơ thể gốc. Cơ thể gốc tách thành 2 hoặc nhiều phần, mỗi phần phát triển thành cơ thể mới (mà không có sự kết hợp giữa các yếu tố đực và cái).

- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ vì: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm. Do vậy, các cá thể mới được sinh ra giống hệt nhau và giống hệt cơ thể mẹ.

2. Giải bài 2 trang 173 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Có những hình thức sinh sản vô tính nào? Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp có gì giống và khác với sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao?

Phương pháp giải

- Xem các hình thức sinh sản vô tính.

- Dựa vào sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

Hướng dẫn giải

- Những hình thức sinh sản vô tính: Phân đôi, sự nảy chồi, sự phân mảnh và sự tái sinh tạo cơ thế mới.

- Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp giống và khác với sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao:

+ Giống: Cơ thể mới được hình thành không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, mà sự hình thành cơ thể mới từ một tế bào gốc ban đầu nhờ nguyên phân.

+ Khác:

  • Ở động vật đa bào bậc thấp cơ thể mới được hình thành từ một tế bào hoặc một mô nào đó trên cơ thể gốc, không có sự kết hợp giữa giao tử đực hoặc giao tử cái.
  • Ở động vật đa bào bậc cao hình thức sinh sản vô tính rất hiếm, chỉ thể hiện trong giai đoạn phát triển phôi sớm, trong trường hợp từ một phôi ban đầu có thể tách thánh 2 hoặc nhiều phôi, sau đó mỗi phôi phát triển thành một cơ thể nhờ nguyên phân, hoặc hình thức sinh sản vô tính đặc biệt là trinh sản, hình thức sinh sản này là giao tử cái (trứng) có thể phát triển thành một cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao tử đực.

3. Giải bài 3 trang 173 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là hình thức sinh sản vô tính?

Phương pháp giải

- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt minh, không cây sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Hướng dẫn giải

- Trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là hình thức sinh sản vô tính vì hình thức sinh sản này là giao tử cái (trứng) có thể phát triển thành một cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao tử đực.

4. Giải bài 4 trang 173 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép lại không thể thành công?

Phương pháp giải

- Dị ghép (Allogeneic) – lấy tế bào từ cơ thể một người tương hợp (matched) với bệnh nhân, có thể có liên quan gia đình, họ hàng (related) hoặc không (unrelated).

Hướng dẫn giải

- Trong 3 dạng ghép mô tách rời vào cơ thể thì dạng dị ghép không thành công được vì khi mô lạ ghép vào cơ thể nhận, cơ thể nhận có thế sản xuất những kháng thể tiêu diệt hoặc ức chế các tế bào của mô ghép. Do mỗi cơ thể đều có tính miễn dịch đối với những prôtêin lạ (hàng rào sinh học).

5. Giải bài 5 trang 173 SGK Sinh 11 Nâng cao

- Nhân bản vô tính là gì? Ý nghĩa của nhân bản vô tính

Phương pháp giải

- Xem lại khái niệm nhân bản vô tính. Ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt, y học, thẩm mĩ.

Hướng dẫn giải

- Nhân bản vô tính là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích phát triển thành một phôi, từ đó làm cho phôi phát triển thành một cơ thể mới.

- Nuôi cấy mô và nhân bản vô tính có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôi, trồng trọt và trong y học, thẩm mĩ. Người ta hy vọng sẽ áp dụng được kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra được các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh...

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM