Phân tích và cảm nhận nhân vật ông Ngư trong Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu

eLib xin giới thiệu đến các em một số bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Ngư trong tác phẩm "Lục Vân tiên gặp nạn" của Nguyễn Đình Chiểu. Mời các em tham khảo những bài văn mẫu dưới đây nhé, để hiểu rõ hơn tấm lòng lương thiện của nhân vật ông Ngư. Chúc các em học tập tốt.

Phân tích và cảm nhận nhân vật ông Ngư trong Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu

1. Phân tích nhân vật ông Ngư trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu

Đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn “ một lần nữa cho thấy tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng “Truyện Lục Vân Tiên “ và thể hiện niềm tin của nhà thơ mù đất Đồng Nai đối với nhân dân giữa thời loạn lạc.Nhân vật ông Ngư được nói đến trong đoạn thơ thật đẹp, tiêu biểu cho đạo lí của nhân dân ta “Thương người như thể thương thân”. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho ông Ngư một tình cảm nồng hậu biết bao!Trịnh Hâm là một kẻ độc ác, thâm hiểm, đố kị tài năng. Hắn đã lừa Vân Tiên lên thuyền (khi chàng đã mù) rồi đẩy xuống sông cho chết. Giữa “đêm khuya lặng lẽ như tờ”, hắn đã “ra tay “ đẩy Vân Tiên.

Mặc dù rơi vào hoàn cảnh mù lòa và bơ vơ nơi đất khách quê người nhưng Lục Vân Tiên vẫn tiếp tục rơi vào kiếp nạn khi bị Trịnh Hâm hãm hại. Do lòng đố kị, ghen ghét và tâm địa độc ác, bất tín, bất nhân và bất nghĩa Trịnh Hâm đã mưu tính và lên kế hoạch xô ngã Vân Tiên "ngay xuống vời". Nhân vật Ngư ông đã xuất hiện và cứu Vân Tiên thoát khỏi kiếp nạn đầy nguy hiểm này:

"Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày"

Những hành động cứu người đầy khẩn trương và dứt khoát, không chút đắn đo, suy tính của Ngư ông và gia đình như "vớt ngay lên bờ", "Hối con vầy lửa", "Ông hơ bụng dạ" và "mụ hơ mặt mày" đã thể hiện tình cảm chân thành, không hề vụ lợi của những người cứu giúp đối với người gặp nạn. Không chỉ dừng lại ở đó, hành động cứu giúp Vân Tiên của gia đình Ngư ông còn cho thấy đó là sự tự nguyện và xuất phát từ tấm lòng yêu thương con người - một truyền thống mang tính nhân đạo vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Hành động "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp" đó đã được miêu tả chân thực và mộc mạc qua lớp ngôn từ giản dị, không trau chuốt và mang đậm phong vị Nam Bộ. Và rồi khi hiểu rõ hơn nữa hoàn cảnh của Lục Vân Tiên, dù chỉ là một gia đình quanh năm sống với nghề chài lưới nhưng Ngư ông vẫn mở lòng để cưu mang một con người trong cảnh hoạn nạn:

Ngư rằng: "Ngươi ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút với già cho vui"

Hành động cứu người diễn ra đầy dứt khoát thì câu nói chan chứa sự cưu mang đối với một con người mù lòa như Lục Vân Tiên đã một lần nữa khẳng định nhân cách cao đẹp của người ngư phủ này. Đó còn là sự tự nguyện, sẵn sàng chăm sóc những mảnh đời đang hoạn nạn mà không hề mong nhận lại điều gì:

Ngư rằng: "Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa sạch ruột trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây"

Câu nói về quan niệm nhân nghĩa của ngư ông khiến chúng ta liên tưởng đến nụ cười hồn nhiên và vô tư của Lục Vân Tiên khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ đền ơn cứu mạng:

Vân Tiên nghe nói liền cười:

"Làm ơn há dễ trông người trả ơn"

Câu nói "Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn" của Ngư ông và "Làm ơn há dễ trông người trả ơn"của Lục Vân Tiên có sự tương đồng và gặp gỡ nhau ở tư tưởng "trọng nghĩa khinh tài": Giúp đỡ người khác không mưu cầu được đền đáp, như thế mới xứng đáng với bậc trượng phu.

Qua những hành động cứu người dứt khoát và đồng cảm, muốn cưu mang Lục Vân Tiên, chúng ta có thể phần nào hiểu được cuộc sống thanh cao của người ngư phủ lương thiện:

"Rày dai mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng
Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm"

Tuy chỉ là người ngư dân nhưng Ngư ông lại hiện lên trong tâm thế của một ẩn sĩ với lối sống vô cùng thanh cao, hòa hợp cùng thiên nhiên với những thú vui tao nhã "hứng gió" và "chơi trăng". Cuộc sống của người lao động lương thiện cứ thế trôi qua trong sự ung dung "Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm". Trên chiếc thuyền nan nhỏ bé, cuộc sống cần cù, tự chủ, thanh bạch cứ thế diễn ra và gắn bó chặt chẽ với những tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp.

Như vậy, nhân vật Ngư ông đã được khắc họa và tái hiện thông qua hành động và ngôn ngữ - cách miêu tả nhân vật quen thuộc trong thi pháp văn học trung đại, tạo nên một hình tượng nhất quán và đẹp đẽ về tính cách: Hành động cứu người mạnh mẽ dứt khoát, không chút do dự và lời nói thẳng thắn, cương trực cùng cuộc sống thanh cao cùng thiên nhiên, sông nước, không toan tính thiệt - hơn, được - mất. Bức chân dung của Ngư ông còn được tái hiện nhờ ngôn ngữ thơ giản dị và mộc mạc, rất gần gũi với ngôn ngữ trong ca dao, dân ca và mạng đậm "chất Nam Bộ".

Thông qua vẻ đẹp về nhân cách cao cả và cuộc sống thanh cao của nhân vật Ngư ông, chúng ta càng hiểu rõ hơn về quan niệm sáng tác và tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Tuy sống trong hoàn cảnh mù lòa, nhưng ông vẫn giữ được và ngời sáng cốt cách cao đẹp. Qua hình tượng nhân vật Ngư ông, chúng ta cũng thấy được thái độ quý trọng và niềm tin của nhà thơ vào nhân cách của những người dân lao động thật thà, chất phác trong thời buổi loạn li và lưu lạc.

2. Cảm nghĩ nhân vật ông Ngư trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu

“Lục Vân Tiên gặp nạn” là đoạn trích đặc sắc về sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, tố cáo, lên án cái ác đồng thời cái thiện tồn tại như một chân lí, trong đoạn trích cái thiện hiện lên dưới hình ảnh ông ngư, người mà Nguyễn Đình Chiểu đã dành một tình cảm đặc biệt thông qua phẩm chất, hành động của ông.

Với quan điểm sáng tác văn chương tiến bộ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đem đến cho nền văn học trung đại Việt Nam các tác phẩm có giá trị về những bài học đạo lí. Truyện thơ "Lục Vân Tiên" là một trong những sáng tác tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Được xây dựng trên nền tảng luân lí cổ truyền bao gồm những phẩm chất như "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín", tác phẩm đã truyền tải nhiều bài học lớn về tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng. Bên cạnh nhân vật trung tâm là Lục Vân Tiên, Ngư ông cũng là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thông qua đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn", Ngư ông hiện lên với vẻ đẹp nhân nghĩa thông qua việc làm nhân nghĩa cùng nhân cách cao cả và cuộc sống vô cùng thanh cao.

Đối với ông Vân Tiên chỉ là một người xa lạ không hề quen biết, một người chưa từng gặp bao giờ, chẳng cần biết là tốt hay xấu, cũng chẳng màng là giàu hay nghèo, với ông đó là một mạng người, tình người trong ông đã thúc giục ông, thúc giục gia đình ông, mỗi người một việc, làm tất cả để có thể cứu sống con người đó, bản tỉnh của những con người lương thiện mới có thể hành động như vậy, những người lao động bình thường chẳng màng tới ơn nghĩa nhận lại, hành động theo sự mách bảo của tình người. Bằng những câu thơ mộc mạc, bình dị, không quá cầu kỳ nhưng đã lột tả được hết vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người mà không phải ai cũng có được. Khi Vân Tiên tỉnh xúc động, bày tỏ lòng biết ơn với ân nhân của mình, ông ngư đã thẳng thắn, dứt khoát trước những hành động của mình, không màng một chút nào tới việc nhận lại sự đền đáp, khi nghe Vân Tiên trải lòng ông đã thấu hiểu được con người đó, nhận thấy hành động của bản thân ông là không hề vô nghĩa, ông đã cứu giúp được một con người lương thiện, hành động đáng quý của ông chẳng cần phô trương, chỉ âm thầm lặng lẽ mà lại vô cùng lớn lao. Sau khi đã hiểu được rõ con người của Vân Tiên, những điều mà chàng gặp phải ông đã không ngần ngại mời Vân Tiên ở lại cùng gia đình ông, sống cuộc sống của những con người lao động chân chất thật thà, mọi người san sẻ công việc với nhau.

Sau những việc ông ngư đã làm thì hình ảnh đó lại hiện lên một lần nữa, một hình ảnh ung dụng tự tại với con thuyền nhỏ bé của mình, chỉ với con thuyền trôi nổi giữa dòng sông rộng mà đem lại niềm hạnh phúc, cảm nhận cuộc sống cho ông, ông sống dựa vào thiên nhiên, dùng những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống nơi trần thế của mình, ông lấy mưa làm nước rửa thần mình, lấy gió để chải tóc, vuốt râu. Cảm nhận sự yên bình mà vốn dĩ ông đã từ bỏ tất cả để có được, cuộc sống đó thật khác biệt với những toan tính nhỏ nhen, chạy theo công danh, với những tranh giành dẫm đạp lên nhau mà sống ở ngoài kia.

Như vậy, nhân vật Ngư ông đã được khắc họa và tái hiện thông qua hành động và ngôn ngữ - cách miêu tả nhân vật quen thuộc trong thi pháp văn học trung đại, tạo nên một hình tượng nhất quán và đẹp đẽ về tính cách: Hành động cứu người mạnh mẽ dứt khoát, không chút do dự và lời nói thẳng thắn, cương trực cùng cuộc sống thanh cao cùng thiên nhiên, sông nước, không toan tính thiệt - hơn, được - mất. Bức chân dung của Ngư ông còn được tái hiện nhờ ngôn ngữ thơ giản dị và mộc mạc, rất gần gũi với ngôn ngữ trong ca dao, dân ca và mạng đậm "chất Nam Bộ".

Thông qua vẻ đẹp về nhân cách cao cả và cuộc sống thanh cao của nhân vật Ngư ông, chúng ta càng hiểu rõ hơn về quan niệm sáng tác và tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Tuy sống trong hoàn cảnh mù lòa, nhưng ông vẫn giữ được và ngời sáng cốt cách cao đẹp. Qua hình tượng nhân vật Ngư ông, chúng ta cũng thấy được thái độ quý trọng và niềm tin của nhà thơ vào nhân cách của những người dân lao động thật thà, chất phác trong thời buổi loạn li và lưu lạc.

3. Nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Ngư trong đoạn trích “Lục Vân tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu

Chở bao đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"

Với quan điểm sáng tác văn chương tiến bộ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đem đến cho nền văn học trung đại Việt Nam các tác phẩm có giá trị về những bài học đạo lí. Truyện thơ "Lục Vân Tiên" là một trong những sáng tác tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Được xây dựng trên nền tảng luân lí cổ truyền bao gồm những phẩm chất như "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín", tác phẩm đã truyền tải nhiều bài học lớn về tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng. Bên cạnh nhân vật trung tâm là Lục Vân Tiên, Ngư ông cũng là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thông qua đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn", Ngư ông hiện lên với vẻ đẹp nhân nghĩa thông qua việc làm nhân nghĩa cùng nhân cách cao cả và cuộc sống vô cùng thanh cao.

Mặc dù rơi vào hoàn cảnh mù lòa và bơ vơ nơi đất khách quê người nhưng Lục Vân Tiên vẫn tiếp tục rơi vào kiếp nạn khi bị Trịnh Hâm hãm hại. Do lòng đố kị, ghen ghét và tâm địa độc ác, bất tín, bất nhân và bất nghĩa Trịnh Hâm đã mưu tính và lên kế hoạch xô ngã Vân Tiên "ngay xuống vời". Nhân vật Ngư ông đã xuất hiện và cứu Vân Tiên thoát khỏi kiếp nạn đầy nguy hiểm này:

"Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ

Hối con vầy lửa một giờ

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày"

Sự xuất hiện của giao long trong cảnh Vân Tiên gặp nạn tuy có tạo nên màu sắc huyền thoại của truyện thơ, nhưng đã làm nổi bật một sự thật cay đắng ở đời, đó đây có lúc con người còn ác độc hơn cả loài lang sói. Trong tình huống ấy, ông Ngư đã xuất hiện. Người bị nạn đã gặp được người nhân đức:

“Vừa may trời đã sáng ngày,

Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.”

Bốn chữ "vớt ngay lên bờ" thể hiện một tinh thần hối hả, khẩn trương, kịp thời cứu người chết đuối. Cả một gia đình xúm vào cứu chữa, sẵn sóc người bị nạn. Con thì "vầy lửa", đốt lửa lên, sưởi ấm người chết đuối. Hai vợ chồng, người thì "hơ bụng dạ” người thì "hơ mặt mày" cho Vân Tiên:

“Hối con vầy lửa một giờ,

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.”

"Hối" nghĩa là hối hả, giục giã, cách nói biểu cảm dân dã của người nông dân Nam Bộ. Trong văn cảnh, nó thể hiện sự lo lắng cho tính mệnh người bị nạn, biểu lộ tình thương người bao la của ông Ngư.

Vân Tiên hồi tỉnh, ông Ngư đã ân cần "hỏi han", hết lời an ủi, chia sẻ nỗi đau buồn với người gặp nạn. Mặc dù nhà nghèo, nhưng ông Ngư đã chan tình mời Vân Tiên, một người mù lòa, đau khổ ở lại với gia đình ông, để được chăm sóc nuôi nấng:

“Ngư rằng: “ Người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút với già cho vui".

Ở đời, có "một lời nói một đọi máu " (đọi: bát). Có "một câu nói một gói bạc”. Câu nói của ông Ngư là một tấm lòng vàng, chan chứa tình nhân đạo.

Cuộc đời ông Ngư là cuộc đời của một con người "lánh đục tìm trong" xa lánh con đường danh lợi, coi trọng tình người, phấn đấu cho lí tưởng nhân nghĩa cao cả:

“Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.

Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây".

Vân Tiên đánh cướp cứu dân, cứu Kiều Nguyệt Nga với ý thức: "Làm ơn há để trông người trả ơn". Ông Ngư cũng vậy: "Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn". Những tấm lòng cao cả ấy đã gặp nhau, họ đã nêu cao tình nhân ái. Và đó cũng là cái lẽ đời: "ở hiền thì lại gặp hiền" như một nhà thơ đã nói.

Ông Ngư ngoài tình nhân ái mênh mông còn có một tâm hồn thanh cao. Ông đã chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Sông dài biển rộng, trời cao là môi trường thảnh thơi, vui thú của ông. Suốt đêm ngày, năm tháng, ông đã lấy doi, vịnh, chích, đầm, lấy bầu trời, lấy Hàn Giang làm nơi vẫy vùng, tìm nguồn vui sống. Ông đã lấy gió và trăng, con thuyền và dòng sông làm bầu bạn. Ông đã lấy công việc chài lưới để sống cuộc đời thanh bạch. Ông Ngư là một con người tự do, thoát vòng danh lợi, thích nhàn. Câu thơ vang lên như một tuyên ngôn đẹp về lẽ sống của một nhà nho, một kẻ sĩ chân chính đang sống giữa thời loạn lạc:

“Rày doi, mai vịnh vui vầy,

Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.

(...) Thuyền nan một chiếc ở đời,

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.”

Đây là những câu thơ hay nhất, đậm đà nhất trong Truyện Lục Vân Tiên. Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình dào dạt tạo nên sắc điệu thẩm mĩ sáng giá, biểu hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao và phong thái ung dung của ông Ngư.

Sau những việc ông ngư đã làm thì hình ảnh đó lại hiện lên một lần nữa, một hình ảnh ung dụng tự tại với con thuyền nhỏ bé của mình, chỉ với con thuyền trôi nổi giữa dòng sông rộng mà đem lại niềm hạnh phúc, cảm nhận cuộc sống cho ông, ông sống dựa vào thiên nhiên, dùng những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống nơi trần thế của mình, ông lấy mưa làm nước rửa thần mình, lấy gió để chải tóc, vuốt râu. Cảm nhận sự yên bình mà vốn dĩ ông đã từ bỏ tất cả để có được, cuộc sống đó thật khác biệt với những toan tính nhỏ nhen, chạy theo công danh, với những tranh giành dẫm đạp lên nhau mà sống ở ngoài kia.

Đoạn trích thể hiện lên nét đẹp của những người dân lao động, thể hiện lòng tin yêu của tác giả vào những con người giàu lòng yêu thương, sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, tôn vinh sự cao thượng, đức tính cần có trong mỗi con người.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM