Tổng hợp Mở bài hay Truyện Kiều - Nguyễn Du

Mở bài đóng vai trò rất quan trọng khi phân tích một tác phẩm văn học. Một mở bài hay sẽ giúp cho các em có cảm hứng khi viết văn. Để có được một mở bài hay khi phân tích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Mời các em tham khảo một số mở bài dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Tổng hợp Mở bài hay Truyện Kiều - Nguyễn Du

1. Mở bài 1

“Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến

Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo”

 (Chế Lan Viên)

Trải qua mấy trăm năm với bao thử thách giông tố của thời gian Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc. Một trong những nguyờn nhõn làm cho Truyện Kiều cú sức sống lõu bền trong lũng bạn đọc là vỡ nhiều nhõn vật của Nguyễn Du đó trở thành bất tử, người đọc nhớ nhân vật hơn cả cốt truyện. Đó chính là do nghệ thuật miờu tả nhõn vật của Nguyễn Du. Đoạn trích……… sẽ giúp ta hiểu rừ điều đó.

2. Mở bài 2

Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không yêu mến, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đó trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đúng như Tố Hữu đó ngợi ca:

“ Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghỡn thu

Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày”

3. Mở bài 3

Khi nói đến tác giả của Truyện Kiều, không chỉ nhân dân lao động mà tất cả các nhà văn, nhà nghiên cứu đều thốt nhất tên gọi: “ Đại thi hào dân tộc”. Với “con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới muôn đời” (Mộng Liên Đường), Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là người  phụ nữ trong xã hội cũ. Những câu thơ của Nguyễn Du sở dĩ có thể khắc sâu trong lòng đọc như vậy còn bởi trong Truyện Kiều ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong việc miêu tả nhân vật. Đoạn trích….

4. Mở bài 4

Nguyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi như là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nguyễn Du ko chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là sự kết hợp giao hòa của hai yếu tố này.

5. Mở bài 5 

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc, đặc biệt là Truyện Kiều. Đó là một trong số những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt Nam, cũng như Văn học thế giới. Truyện Kiều không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Đáng chú ý là bút pháp tả cảnh ngụ tình được thể hiện khá rõ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tiêu biểu nhất là tám câu thơ cuối.

6. Mở bài 6

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt là đoạn trích …..

7. Mở bài

Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập trung viết về họ đó là người phụ nữ. Trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phải kể đến truyện Kiều của Nguyễn Du  ở cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Nhân vật Thuý Kiều là điển hình cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đức hạnh thanh cao nhưng lại bị cuộc đời vùi dập, xô đẩy vào những đau thương bất hạnh. Ta sẽ thấy rõ điều đó qua các đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều”, “Mã giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

  • Tham khảo thêm

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM