Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời, biết thêm về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, ông là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, có lòng yêu nước thương dân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 59 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

- Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học.

- Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt.

- Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc.

=> Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm.

2. Soạn câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Đó là con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

- Nội dung trữ tình yêu nước thương dân trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Khi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nổ ra, từ trên đỉnh cao của tư tưởng, tình cảm thời đại là lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác những tác phẩm xuất sắc đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến giữ nước buổi ấy. Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc.

=> Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời. Nó có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

- Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông. Mỗi người Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông từ lời ăn tiếng nói, ở sự mộc mạc, chất phác đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt hồn nhiên.

3. Soạn câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Chúng ta có thể thấy rất rõ: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu gần gũi bởi tư tưởng ấy xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân của cả hai tác giả.

4. Soạn câu luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Xuân Diệu thật tài tình khi đã đưa ra được nhận xét khái quát tất cả tình cảm, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân:

+ Tấm lòng yêu nước, lòng căm thù giặc là điều luôn hiện hữu trong ông.

+ Ông dùng tấm lòng nhiệt thành, trân trọng nâng niu những người lao động bình dị.

+ Ông ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của những người lao động.

+ Ông dành vị trí quan trọng để ngợi ca tinh thần yêu nước sâu sắc, nhiệt thành của những người lao động.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM