Soạn bài Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt

Ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời sống tuy đều sử dụng nhằm mục đích biểu đạt tư tưởng, suy nghĩ,.. Nhưng ngôn ngữ văn chương vì được thể hiện bằng văn bản nên cần sự sắp xếp, sàng lọc kĩ lưỡng về mặt ngôn từ đến các thao tác lập luận. Hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Thao tác lập luận bình luận. Mời các em cùng tham khảo nhé.

Soạn bài Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

“Bình luận” trong những trường hợp ấy nghĩa là đưa ra ý kiến đánh giá về một vấn đề, hiện tượng nào đó

2. Soạn câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a. Trong đoạn trích đó, tác giả có nhân định, đánh giá đúng- sai, hay- dở và bàn bạc sâu rộng về vấn đề được nói đến. Đích đến cuối cùng của các lời nhận định, đánh giá, bàn bạc đó là thuyết phục triều đình cho mở khoa luật và khẳng định mọi người cần học luật

b. Nguyễn Trường Tộ có lý do để đề nghị lập khoa luật nếu lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rõ ràng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

c.  Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ mục đích thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng về một vấn đề, hiện tượng nào đó và đề xuất, chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là đúng

3. Soạn câu 3 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục thì phải nắm vững kĩ năng bình luận vì bình luận nhằm đề xuất ý kiến, đánh giá, nhận xét giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với mình về một vấn đề, hiện tượng nào đó

4. Soạn câu 4 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó phải nắm vững kĩ năng bình luận vì chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, dân chủ, mọi người đều có quyền nêu ý kiến của mình. Con người vì thế phải có khả năng tham gia bình luận để bảo vệ chính kiến và thuyết phục người khác đồng tình với mình

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 73 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét này không đúng vì:

- Bình luận, giải thích, chứng minh là 3 dạng khác nhau lập luận khác nhau.

- Bản chất của bình luận là tranh luận. Vấn đề được đưa ra tranh luận đã có rất nhiều ý kiến riêng của những người bình luận trước đó.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 74 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Đoạn trích có sử dụng thao tác bình luận vì nêu ra nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông. Ngoài ra, tác giả còn mở rộng vấn đề: đây không chỉ là vấn đề giao thông mà còn một món quà thể hiện sự thông minh trong hội nhập

7. Soạn câu 3 luyện tập trang 74 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Bình luận thêm:

- Pháp luật có ý nghĩa to lớn trong mọi vấn đề của đời sống.

- Cần có hiểu biết và tôn trọng pháp luật.

- Cần giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân nói chung.

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM