Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch Vũ Như Tô qua đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài". Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện những mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô trong đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" như sau:

- Mâu thuẫn thứ nhất: giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:

+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài.

+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản.

+ Đỉnh điểm mâu thuẫn trong hồi V được giải quyết.

+ Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và phá bỏ Cửu trùng đài.

- Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.

+ Mâu thuẫn này có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa: người chiến sĩ thiên tài có khát vọng, hoài bão muốn mang cái đẹp đến cho đời, làm dân tộc tự hào vì trong một xã hội thối nát, người dân đói khổ triền miên trong lầm than.

+ Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện điều đó.

+ Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm mượn uy quyền, tiền bạc của hôn quan Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng xây dựng công trình nguy nga.

+ Niềm khao khát sáng tạo, cống hiến lại đối nghịch với thực trạng lợi ích và mong muốn của nhân dân.

2. Soạn câu 2 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính, một người có tài và có tâm với nghệ thuật. Ông nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây dựng Cửu Trùng đài là vì mục đích nghệ thuật rất cao cả. Ông Vũ là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Nhưng Vũ Như Tô đã không trả lời những câu hỏi đó. Khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê sáng tạo của ông có phần chính đáng là xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ động cơ chân chính muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước và làm đẹp cho đời nhưng ông đã đặt lầm: lầm thời, xa rời thực tế nên đã phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và của cả công trình nghệ thuật.

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp:

+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp.

+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy.

+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô.

+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn.

+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô.

3. Soạn câu 3 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không dễ giải quyết. Vì thế, việc Nguyễn Huy Tưởng chưa giải quyết triệt để được mâu thuẫn này là điều dễ hiểu:

+ Giải quyết mâu thuẫn thứ nhất: Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ.

+ Giải quyết mâu thuẫn thứ hai: Nhà văn để cho Vũ Như Tô bị giết mà không hiểu tại sao. Đan Thiềm, Vũ Như Tô cùng Cửu trùng đài bị hủy diệt đã đặt ra một vấn đề lớn, vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

=> Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết được phần nào mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.

4. Soạn câu 4 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ kịch điêu luyện, giàu màu sắc cổ điển, thể hiện cảm xúc cao độ.

+ Khắc họa nhân vật (số phận, tính cách, tâm tư, suy nghĩ) thông qua ngôn ngữ, hành động.

+ Xây dựng xung đột kịch có cao trào, thắt nút.

5. Soạn câu luyện tập trang 193 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Trong lời đề từ của tác giả ở vở kịch Vũ Như Tô: “Than ôi!Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”: Chúng ta có thể thấy được những băn khoăn, day dứt của tác giả khi không biết lẽ phải thuộc về Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô. Và ông tự thú nhận rằng “Ta chẳng biết”, tức là ngay chính tác giả cũng không thể đưa ra được câu trả lời dứt khoát. Như vậy, chân lí không hoàn toàn thuộc về bên nào: việc mất Cửu Trùng Đài nên mừng hay nên tiếc. Nhà văn cũng khẳng định viết vở kịch này để thể hiện sự tiếc nuối khi mất đi một tác phẩm nghệ thuật “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm", hay cũng chính là cảm phục tài năng, nhạy cảm với bi kịch của những con người tài giỏi.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM