Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt
Nội dung bài soạn dưới đây không chỉ thêm một lần được ghi nhớ những kiến thức lí thuyết cơ bản về các thao tác lập luận bình luận, mà còn có thêm cơ hội được thực hành, làm quen và thành thạo với các kiểu bài sử dụng các thao tác này. eLib mời các em cùng tham khảo nhé.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
a. Cần xác định:
- Vấn đề cần phải bình luận là nội dung đang được đặt ra đối với thanh thiếu niên trong nhà trường. Vấn đề đó có nhiều ý nghĩa.
- Tùy sự lựa chọn của mỗi học sinh mà bình luận về toàn bộ vấn đề hoặc chọn một khía cạnh của vấn đề. Ví dụ: Biết nói lời “xin lỗi”.
Dàn ý
- Đặt vấn đề:
-
Phong trào chung của xã hội: xây dựng nếp sống có văn hóa
-
Là một nội dung trong đó.
- Giải quyết vấn đề:
-
Vấn đề cần bình luận là gì?
Rèn luyện lời ăn tiếng nói để đảm bảo lối sống văn minh, thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay.
-
Khẳng định vấn đề.
-
Tại sao rèn luyện lời ăn tiếng nói hàng ngày để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay? (thực tiến trong cuộc sống hàng ngày, yêu cầu giao tiếp)
-
Ý nghĩa của lời ăn tiếng nói thanh lịch?
-
Làm thế nào để rèn luyện lối sống văn hóa?
-
Mở rộng: Liên hệ với cuộc sống thực tại: Thực trạng về cách nói năng không văn minh của thanh niên hiện nay.
- Kết thúc vấn đề:
Ý thức trách nhiệm của bản thân
b. Chỉ nên chọn 1 vấn đề để bàn luận trong các vấn đề cụ thể:
- Chống nói tục.
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi".
- Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.
c. Dàn ý của bài văn: Theo 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận:
- Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
a. Trình bày luận điểm: Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.
Gợi ý luận điểm cần trình bày:
- Lời nói nhã nhặn không phải là lời ba hoa, nói dối, tâng bốc sự thật với mục đích lấy lòng.
- Cuộc sống rất cần những lời nói nhã nhặn, lịch sự để tránh làm mất lòng nhau, qua đó còn thể hiện sự tôn trọng nhau.
- Học sinh càng cần sử dụng cách nói nhã nhặn để duy trì mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, giữ gìn và phát huy hình tượng học sinh thanh lịch trong lời ăn tiếng nói.
b. Bàn về một hiện tượng đang được quan tâm.
Gợi ý vấn đề: Bảo vệ môi trường
- Nêu vấn đề cần bình luận:
+ Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Đánh giá vấn đề:
+ Thực trạng môi trường hiện tại: Ô nhiễm nghiêm trọng.
-
Môi trường không khí: Khói bụi, nhiễm độc,...
-
Môi trường đất: Rác thải, túi nilon,...
-
Môi trường nước: Tràn dầu, nước bẩn,...
+ Nguyên nhân:
-
Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
Ý thức của mỗi cá nhân, cộng đồng còn kém trong bảo vệ môi trường.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
+ Mỗi người cần tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
+ Có các chương trình, chính sách bảo vệ môi trường, tuyên truyền phong trào bảo vệ môi trường.
c. Bàn về một vấn đề văn học: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua "Chí Phèo".
- Vấn đề bàn luận: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao.
- Giải thích ngắn gọn “tư tưởng nhân đạo”.
- Đánh giá: Truyện “Chí Phèo” của Nam Cao bộc lộ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và hấp dẫn.
- Bàn luận:
+ Nam Cao viết truyện “Chí Phèo” khi mảng đề tài người nông dân đã gặt hái nhiều thành công (Ngô Tất Tố nêu nỗi khổ về sưu thuế qua “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan phản ánh nỗi khổ bị bọn quan lại đè nén,…).
+ Điểm mới của Nam Cao: phản ánh nỗi đau tinh thần, nỗi đau đánh mất chính mình, trở nên tha hóa biến chất của người nông dân lương thiện (qua Chí Phèo là bi kịch tha hóa, lưu manh hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người).
+ Nghệ thuật thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao độc đáo, hấp dẫn: xây dựng nhân vật điển hình (Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở đều đạt độ điển hình), nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, giọng kể đa thanh, bút pháp phân tích tâm lí nhân vật điêu luyện…
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Nghĩa của câu Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Vội vàng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ ấy Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tôi yêu em Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài: Đọc thêm Bài thơ số 28 Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 11 tóm tắt