Soạn bài Từ ấy Ngữ văn 11 tóm tắt

Tố Hữu là nhà thơ chính trị, tuy nhiên trong thơ ông, không phải luôn là cái loa phát ngôn tư tưởng, chỉ nói những điều sáo rộng của chính sách nhà nước mà ở đó Tố Hữu luôn cho thấy một trái tim tha thiết của mình. Hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Từ ấy. Mời các em cùng tham khảo nhé.

Soạn bài Từ ấy Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Tố Hữu đã dùng hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng để chỉ lí tưởng cách mạng:

  • Nắng hạ: cái nắng rực rỡ và ấm áp → tượng trưng cho lí tưởng cách mạng.

  • Mặt trời chân lí: đem lại sự sống cho trái đất; “chân lí” cái đúng, lẽ phải.

  • Tim: tâm hồn, tình cảm và nhận thức của con người.

Kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh: Bừng: ánh sáng đột ngột. Chói: ánh sáng có sức xuyên mạnh.

→ Khẳng định sức mạnh của lí tưởng cách mạng như ánh nắng mặt trời,đem lại sự sống, niềm tin và sự lạc quan cho con người.

- Biểu hiện niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng được thể hiện qua hai câu thơ:

"Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Nghệ thuật so sánh “hồn tôi” với “một vườn hoa lá”. → Tác dụng: Niềm vui sướng, say mê và tin tưởng, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

2. Soạn câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Khi được ánh sáng của lí tưởng Đảng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2):

- Đặt mình giữa cuộc sống khốn khó của nhân dân cần lao, nguyện sống chết và cống hiến cho tổ quốc thân yêu.

--> Qua đó ta thấy sự khác biệt trong lí tưởng và hành động của người chiến sĩ cộng sản. Trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Từ khối đời chính là ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, cùng đoàn kết chặt chẽ với nhau hướng đến một mục đích chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” đã chan hoà trong “cái ta” chung, khi cá nhân đã hoà mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nâng lên gấp bội.

3. Soạn câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- “Tôi đã”: là lời khẳng định, là niềm vui và ước nguyện đã thành hiện thực.

- Điệp từ là kết hợp với các đại từ thân tộc: “con, em, anh” → nhấn mạnh tình thân yêu ruột thịt, tình cảm gia đình đầm ấm.Tố Hữu đã cảm nhận được mình là một thành viên của đai gia đình quần chúng lao khổ.

- Hình ảnh những kiếp người phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ cũng gần gũi với những nhân vật đã từng hiện diện trong các sáng tác trước đây của Tố Hữu: cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ, em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm…

→ Tấm lòng thương xót của nhà thơ với những người cùng khổ, đặc biệt đó không chỉ là tình cảm cho nhân dân mình mà còn là tình nhân loại lớn lao.

4. Soạn câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng của nhà thơ được thể hiện sinh động qua những hình ảnh đầy sức gợi, nhịp thơ nhanh, dồn dập thể hiện niềm vui sướng

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 44 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Đoạn văn tham khảo: Cảm nghĩ về khổ cuối của bài thơ.

Trước khi được lý tưởng cách mạng soi sáng, Tố Hữu vẫn còn là một thanh niên tiểu tư sản, một nhà thơ với ý thức cái "tôi" cao. Nhưng sau khi được giác ngộ, nhà thơ đã tìm được lẽ sống mới mẻ. Cái "tôi" cá nhân đã tìm về hòa nhập cùng cái "ta" chung của cộng đồng, coi mình là một thành viên trong một gia đình lớn. Cũng chính lúc này, trong nhà thơ dậy lên sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, đau khổ. Nhà thơ càng ý thức hơn được trách nhiệm của bản thân mình với cuộc sống chung, với tập thể. Lẽ sống mới đã khiến nhà thơ rũ bỏ cái ích kỷ, hẹp hòi của bản thân để vươn lên tình hữu ái giai cấp.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 44 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Lý do Chế Lan Viên viết như vậy: "Từ ấy" đã định hướng cho toàn bộ sáng tác sau này của Tố Hữu.

- Thi pháp: Thể thơ truyền thống được sử dụng nhưng ngôn từ lại bình dị, dễ nhớ. Thơ chính trị nhưng lại gần gũi, không khuôn mẫu, dễ thuộc.

- Tuyên ngôn: Đặt chân lý cách mạng làm lẽ sống, tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời chung của tập thể, sống và phấn đấu vì một lý tưởng chung: Giải phóng dân tộc.

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM