Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung dưới đây hướng dẫn các em soạn bài cụ thể các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Qua bài soạn, các em nắm được cách phân tích là lập dàn ý cho một đề văn nghị luận. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.

2. Soạn câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Vấn đề nghị luận

  • Đề 1: Vấn đề nghị luận là “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Vấn đề được định hướng rõ ràng trong lời nhận xét của Vũ Đình Khoan về “cái mạnh”, “cái yếu” của con người Việt Nam.
  • Đề 2: Chỉ yêu cầu bàn về một khía cạnh nội dung của bài thơ Tự tình (đó là tâm sự của Hồ Xuân Hương). Với yêu cầu này, người viết cần cụ thể hóa được “nội dung tâm sự” của Hồ Xuân Hương trong bài thơ thành các luận điểm.
  • Đề 3: Nội dung nghị luận còn để mở hơn vì trong đề bài mở chỉ có đối tượng nghị luận (bài thơ Thu điếu). Với đề này, người viết phải tự xác định được một vấn đề hẹp liên quan đến tác phẩm để triển khai.

3. Soạn câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

  •  Đề 1: Dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội.
  • Đề 2: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
  • Đề 3: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.

4. Soạn câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Đề 1: Cảm nghĩ của anh/ chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng Kinh kí sự của Lê Hữu Trác

- Phân tích đề:

  • Kiểu đề thuộc dạng đề có định hướng cụ thể; kiểu bài nghị luận văn học
  • Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
  • Dẫn chứng, tư liệu: Lấy từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Lập dàn ý:

  • Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa.
  • Quang cảnh nơi phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ, nói lên quyền uy tột bậc của nhà Chúa.
  • Cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách của nhà chúa.
  • Từ bức tranh ta thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả.

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm ( Bánh trôi nước hoặc Tự tình - bài II)

- Phân tích đề:

  • Kiểu đề: Thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung; kiểu đề nghị luận văn học.
  • Vấn đề cần nghị luận: Ngôn ngữ dân tộc trong bài thơ Bánh trôi nước hoặc Tự tình của Hồ Xuân Hương. Do đó, người viết cần nắm chắc các kiến thức và luận điểm chính của bài thơ cần nghị luận.
  • Dẫn chứng, tư liệu: từ ngữ giản dị, thuần Việt, những sáng tạo từ thành ngữ, ca dao của Hồ Xuân Hương.

- Lập dàn ý: 

  • Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hòa.
  • Việc nâng cao khả năng biểu đạt chữ Nôm trong văn học
  • Sử dụng nhiều từ thuần Việt
  • Vận dụng ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM