Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11 tóm tắt
eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản và biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1.1. Soạn câu 1 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
1.2. Soạn câu 2 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
1.3. Soạn câu 3 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
2.1. Soạn câu 1 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
2.2. Soạn câu 2 trang 195 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
2.3. Soạn câu 3 trang 195 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
3. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
3.1. Soạn câu 1 trang 195 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
3.2. Soạn câu 2 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
3.3. Soạn câu 3 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
4. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu
4.1. Soạn câu 1 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
1. Dùng kiểu câu bị động
1.1. Soạn câu 1 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Phân tích và nhận xét câu bị động xuất hiện trong đoạn trích như sau:
a. Câu bị động trong đoạn trích: Hắn chưa được người đàn bà nào yêu cả.
b. Chuyển câu bị động thành chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
c. Khi thay câu chủ động thành câu bị động không sai về mặt ngữ pháp nhưng câu không có sự nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước. Trong câu trước, từ hắn được chọn làm đề tài, nên câu sau phải dùng từ hắn làm đề tài; do vậy, phải dùng câu bị động trong trường hợp trên.
1.2. Soạn câu 2 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Xác định câu bị động và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản như sau:
- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”.
- Tác dụng: Việc dùng câu bị động trong đoạn văn đã cho là: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”.
1.3. Soạn câu 3 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Đoạn văn có sử dụng câu bị động, có thể viết như sau: “Tốt nghiệp Thành chung, Nam Cao được người bác họ đưa vào Nam sinh sống. Vì sức khoẻ, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học và viết văn. Sau hơn ba năm, vì ốm đau, ông phải trở về quê. Sau đó, ông dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội".
=> Nhận xét: Câu bị động “ Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống”. Câu này nhấn mạnh bước ngoặt của cuộc đời Nam Cao.
2. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
2.1. Soạn câu 1 trang 194 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Nhận xét và phân tích câu có khởi ngữ xuất hiện trong đoạn trích như sau:
a. Khởi ngữ và câu có khởi ngữ: "Hành thì nhà thị may lại còn".
b. Khởi ngữ nhằm liên kết ý của câu này với câu trước đó, đồng thời nhấn mạnh sự vật đang được nhắc đến.
2.2. Soạn câu 2 trang 195 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Chọn C.
- Câu có thành phần khởi ngữ "còn mắt tôi" ở đầu câu, khởi ngữ này sẽ tiếp tục loạt đề tài tôi đang nói trong đoạn văn: tôi, bím tóc, cái cổ, mắt nghĩa là tạo cho đoạn văn sự liên kết, mạch lạc.
2.3. Soạn câu 3 trang 195 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Xác định khởi ngữ và phân tích đặc điểm của khởi ngữ trong các câu văn đã cho:
a. Câu có khởi ngữ: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập:
- Vị trí: Đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ, có quãng ngắt.
- Tác dụng: Nêu đề tài có quan hệ liên tưởng.
b. Câu có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc:
- Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ, có quãng ngắt sau khởi ngữ.
- Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước: tình yêu ghét, niềm vui buồn ý đẹp xấu.
3. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
3.1. Soạn câu 1 trang 195 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Nhận xét câu có trạng ngữ chỉ tình huống như sau:
a. Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.
b. Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ.
c. Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.
=> Nhận xét: Sau khi chuyển câu có 2 vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là cụm động từ, cùng biểu hiện hành động của một chủ thể là bà già kia.
3.2. Soạn câu 2 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Lựa chọn kiểu câu thích hợp nhất như sau:
- Tác giả đã chọn câu: C: Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời.
- Tác giả chọn câu đó vì nó tạo được sự liên kết với câu văn trước, nhấn mạnh sự việc được nói đến.
3.3. Soạn câu 3 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Xác định trạng ngữ chỉ tình huống và nêu tác dụng của việc đặt câu có trạng ngữ chỉ tình huống như sau:
a. Trạng ngữ tình huống trong câu đầu của đoạn văn trên là: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.
b. Câu văn có chứa trạng ngữ nêu trên là câu đầu của văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là để liên kết văn bản, cũng không phải thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (nằm trong phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).
4. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
4.1. Soạn câu 1 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Những thành phần trong từng loại câu đều có vị trí quan trọng và không thể thiếu. Các thành phần ấy đều đứng ở đầu câu.
4.2. Soạn câu 2 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Thành phần chủ ngữ của câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản.
4.3. Soạn câu 3 trang 196 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Chúng ta có thể thấy rất rõ tác dụng của những kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.
Tham khảo thêm
- docx Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11 tóm tắt
- docx Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tóm tắt
- docx Soạn bài Tự tình 2 Ngữ Văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận, phân tích tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ Văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thương vợ tóm tắt
- doc Soạn bài đọc thêm Khóc Dương Khuê tóm tắt
- doc Soạn bài đọc thêm Vịnh khoa thi Hương tóm tắt
- doc Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài đọc thêm Chạy giặc Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Khái quát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Hai đứa trẻ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ngữ cảnh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Bản tin Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Vi hành Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 tóm tắt