Soạn văn lớp 11 tóm tắt
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu soạn văn lớp 11
- Ngữ văn là môn học giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Bên cạnh đó môn Ngữ văn còn cung cấp cho các em những kiến thức ngoại môn, như kiến thức về môn lịch sử, địa lí. Chẳng hạn khi học bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" các em sẽ biết về lịch sử nước nhà, biết được những vị anh hùng của dân tộc. Cũng tương tự như vậy, khi học bài "Bài ca phong cảnh Hương Sơn" các em sẽ biết được thiên nhiên quê hương đất nước ta tươi đẹp như thế nào. Qua đó rèn luyện cho các em những thái độ sống tích cực, lòng yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một môn học quan trọng và không thể thiếu trong nhà trường. Hệ thống bài soạn môn Ngữ văn lớp 11 tóm tắt được eLib soạn theo chương trình SGK môn Ngữ văn sẽ giúp các em hình dung được những nội dung chính mà các em sẽ học trong chương trình Ngữ văn 11. Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Huớng dẫn soạn hiệu quả văn lớp 11
2.1. Đọc kĩ văn bản, ngữ liệu, đề bài
- Mục đích chính của phần soạn văn nhằm mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu của người học, việc đọc kĩ ngữ liệu là yếu tố quan trọng nhất. Khi đọc kĩ ngữ liệu các em sẽ có thể soạn bài theo câu hỏi được nêu ra một cách cụ thể. Như vậy, để soạn được phần này các em phải có được những kiến thức nền đã học trước đó. Trong quá trình soạn các em có thể kết hợp và vận dụng sáng tạo những kiến thức khác ngoài môn Ngữ văn.
- Riêng với phần tiếng Việt các em bắt buộc phải nắm được những kiến thức về tiếng Việt đã được học trước đó để áp dụng vào tìm hiểu ngữ liệu và giải bài tập được đặt ra ở phần luyện tập. Chẳng hạn, khi phân tích một đoạn thơ các em sẽ phải nhận biết đươch các biện pháp tu từ và tác dụng của nó, đây chính là những kiến thức cơ bản mà các em cần có trước khi soạn bài tiếng Việt.
- Khi soạn phần tập làm văn, các em cần xác định rõ yêu cầu của đề, sau đó hình thành những ý chính để lập dàn ý cho bài văn. Bên cạnh đó, các em cần nhận diện được nghị luận văn học với nghị luận xã hội để thiết kế những bước lập dàn ý cho đúng.
2.2. Trả lời ngắn gọn, tránh dài dòng
- Khi soạn văn các em cần có bước đầu tiên, đó chính là nhận diện mức độ của câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài, sau đó các em trả lời đúng với trọng tâm câu hỏi yêu cầu. Đối với những câu hỏi thuộc mức độ vận dụng thì đòi hỏi các em phải huy động những kiến thức cũ cùng nội dung văn bản để trả lời.
- Khi soạn tiếng Việt, các em cần trả lời câu hỏi từ ngữ liệu, có thể gạch ý hoặc viết đoạn văn cho câu trả lời. Tuy nhiên, các em cần phải trả lời bám sát vào ngữ liệu đã nêu.
- Khi soạn tập làm văn, các em phải có dàn ý trước tiên:
+ Đối với văn nghị luận xã hội các em cần soạn theo một cấu trúc nhất định đã có từ trước đó là: Mở bài, thân bài, kết bài. Trong ba phần đó có những yêu cầu cụ thể, các em phải làm rõ từng yêu cầu một. Đồng thời, để bài văn có sức thuyết phục các em cần vận dụng những kiến thức bên phần tiếng Việt và phần đọc hiểu. Bài viết vì thế cũng phong phú hơn.
+ Đối với phần nghị luận văn học các em phải tìm hiểu kĩ về tác phẩm, tác giả để tiến hành lập dàn ý và viết bài, khi viết bài văn nghị luận văn học về những ý kiến đánh giá về tác phẩm các em cần có sự so sánh đối sánh giữa những ý kiến với nhau.
2.3. Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật trong ngữ liệu, đề bài
- Khi tiến hành tìm hiểu những chi tiết nghệ thuật các em cần tham khảo nhiều bài văn mẫu để hiểu rõ hơn về những chi tiết nghệ thuật trong bài mà mình sắp soạn. Các em cần đưa ra những ý nghĩa về mặt nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm. Chẳng hạn, đối với những bài thơ các em phải nhận biết được các phương thức biểu đạt, tác dụng của chúng khi sử dụng trong tác phẩm.
- Để việc tìm hiểu những chi tiết nghệ thuật dễ dàng hơn các em cần phải có kĩ năng so sánh, liên hệ, biết cách đánh giá, bình luận một vấn đề.
3. Những lưu ý khi soạn văn lớp 11
3.1. Soạn văn
- Soạn văn là cách thức học vô cùng tốt và hiệu quả, nếu các em đã đọc bài trước khi đến lớp, các em sẽ có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài học, từ đó có thể xác định được đâu là phần quan trọng cần tập trung. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nếu ngồi trên lớp mới đọc bài, các em sẽ vì vậy mà bỏ lỡ bài giảng của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế. Đối với những văn bản văn xuôi thì rất dài, nếu các em không đọc trước bài khi đến lớp sẽ vô cùng mất thời gian, việc tiếp thu cũng không đạt hiệu quả cao.
3.2. Soạn tiếng Việt
- Đối với phần tiếng Việt là một phần học khá khó trong chương trình Ngữ văn, những bài tập trong sách giáo khoa nếu các em không soạn trước sẽ không nắm được những kiến thức mà mình cần lĩnh hội. Đối với phần trả lời những câu hỏi tiếng Việt các em cần trả lời chính xác và đầy đủ. Chẳng hạn như các em phải thuộc và nhận biết được nằm lòng các phương biện pháp tu từ.
3.3. Soạn tập làm văn
- Khi soạn phần tập làm văn các em có thể tham khảo những bài văn mẫu đã có sẳn từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, các em không nên lạm dụng quá văn soạn mẫu, không sao chép nguyên si ở trong văn học tốt bởi khi bạn làm cách này nhiều lần làm bạn lệ thuộc vào đó.
- Các em cần tìm hiểu kĩ về tác giả, tác phẩm khi soạn phần nghị luận văn học. Bên cạnh đó để việc soạn bài đạt hiệu quả, chất lượng tốt nhất các em cần phải có sự liên hệ, đối sánh với những tác phẩm khác đã học để làm nổi bật lên tác phẩm mà em đang tiến hành soạn.
- Các em cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi...), trào lưu, theo thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận).
- Phần soạn tập làm văn đòi hỏi các em phải vận dụng nhiều kiến thức khác nhau để soạn bài hiệu quả, các em cũng cần soạn theo cấu trúc của một bài văn nghị luận đã cho trước.
- Đọc tác phẩm, tác giả bài mà các em soạn, khi đã nắm được các ý chính sẽ giúp tổng hợp được những nội dung hay, ý nghĩa của bài học hơn. Nhưng nếu các em đọc một cách không tập trung, chăm chăm học thuộc chỉ làm khó tiếp thu bài học đó hơn. Các em cần hiểu đọc bài văn đó chứ không phải là các em dành thời gian ra để học thuộc. Với cách đọc nhiều vừa giúp các em nhớ lâu vừa giúp các em soạn được một bài tập làm văn như ý.
- Có nhiều bạn vẫn mang quan điểm rằng đọc văn bản là điều không thực sự cần thiết vì chỉ cần sách học tốt, sách tham khảo, đọc sơ qua là có thể hiểu hết vấn đề. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn. Đọc kỹ phần tác phẩm là cách giúp soạn văn hiệu quả nhất. Nếu bạn không đọc phần tác phẩm bạn sẽ không nắm được rõ nội dung tác phẩm, các ý chính của bài. Do đó nếu bạn không đọc văn bản khi soạn sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình học môn văn của bạn.
Tham khảo thêm
- doc
Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tóm tắt
- doc
Soạn bài Ôn tập văn học tóm tắt
- doc
Soạn bài Tình yêu và thù hận tóm tắt
- doc
Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tóm tắt
- doc
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài tóm tắt
- doc
Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tóm tắt
- doc
Soạn bài Luyện tập viết bản tin tóm tắt
- doc
Soạn bài Tinh thần thể dục tóm tắt
- doc
Soạn bài Vi hành tóm tắt
- doc
Soạn bài Cha con nghĩa nặng tóm tắt