Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt

Văn học luôn có sự đa dạng nhất định của nó. Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân và mỗi con người, mỗi quốc gia từ xưa đến nay. Hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Kịch là 1 loại hình nghệ thuật tổng hợp có sự tham gia của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình…

Đặc trưng của kịch: tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch

Các kiểu loại kịch:

  • Nếu theo nội dung và ý nghĩa của xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch.

  • Và theo hình thức ngôn ngữ: kịch thơ, kịch nói, ca kịch

Yêu cầu về đọc kịch văn bản văn học:

  • Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn để hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích

  • Chú ý lời thoại của các nhân vật (xác định, tính cách nhân vật)

  • Phân tích hành động kịch (làm nổi xung đột, diễn biến cốt truyện)

  • Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm

2. Soạn câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nghị luận là 1 thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn về 1 vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học …)  nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận…giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.

- Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục

- Có thể phân loại văn nghị luận như sau:

+ Về nội dung: nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học

+ Về thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo…), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình…)- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận

+ Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận

+ Phát hiện đúng các luận điểm, luận cứ và lập luận tác giả

+ Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm

+ Nêu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm, rút ra bài học và ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tiễn.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích “tình yêu và thù hận”

  • Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch…xung đột có thể diễn ra trong lòng người.

  • Một sự xung đột diễn ra giữa mối hận thù giữa hai dòng họ  với tình yêu của đôi nam nữ thanh niên . ở đoạn trích thì xung đột này không gay gấn bằng những cảnh ở phần sau nhưng mối hận thù hai dòng họ vẫn là sự cản trở lớn đối với tình yêu mới bắt đầu nhưng vô cùng mãnh liệt, thiết tha của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản “ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”

- Cấu trúc lập luận: gồm 7 đoạn, phần mở đầu gồm 2 đoạn(1 và 2), phần nội dung chính gồm 4 đoạn (3,4,5,6), phần kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng.

- Cách lập luận: so sánh tăng tiến: Nội dung đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước. Ăng ghen đã tổng kết ba cống hiến vĩ đại của Mác cho loài người: tìm ra quy luật phát triển của xã hội là hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc(đoạn 3); phát hiện ra giá trị thặng dư, quy luật vận động của phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa(đoạn 4); khẳng định phải biến lí thuyết thành hành động cách mạng(đoạn 5, 6). Các vế câu ở mỗi đầu đoạn được coi là dấu hiệu của lập luạn tăng tiến: "nhưng ko phải chỉ có thế thôi"; "Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác"....

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM