Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi

Việc phát triển nông nghiệp không chỉ dựa vào trồng trọt mà việc nuôi trồng cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng. Vì thế phát triển chăn nuôi, thuỷ sản cũng đang là hướng phát triển tích cực được nhà nước đầu tư, người dân chú ý. Vậy, làm thế nào để vật nuôi có thể phát triển tốt? Trước hết ta phải nắm được quy luật phát triển của vật nuôi, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến qua trình sinh trưởng, phát dục của chúng. Đó cũng chính là nội dung cần nắm được trong bài học hôm nay. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi

Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về sinh trưởng - Phát dục

- Khái niệm sinh trưởng và phát dục được sử dụng để chỉ hai mặt của quá trình phát triển ở vật nuôi, là quá trình biến đổi liên tục về chất và lượng từ khi trứng được thụ tinh thành hợp tử, phôi thai, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi già cỗi.

- Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau nhưng thống nhất với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau làm cho cơ thể phát triển ngày càng hoàn chỉnh, vai trò được thể hiện như sau:

1.2. Quy luật sinh trưởng - phát dục

a. Quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn

- Trong quá trình phát triển mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định, ở mỗi giai đoạn cần phải có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp thì vật nuôi mới có thể sinh trưởng, phát dục tốt, cho nhiều sản phẩm.

+ VD: Sự phát triển của cá: SGK

- Trong đời cá thể, vật nuôi trải qua nhiều thời kỳ kế tiếp nhau. Thời kỳ trước là cơ sở cho thời kỳ sau, mỗi thời kỳ cơ thể tăng thêm kích thước, khối lượng và hoàn chỉnh dần cơ thể.

- Ý nghĩa: Mỗi thời kì phải có chế độ thức ăn, chăm sóc quản lí thích hợp để VN phát triển tốt nhất.

b. Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều

- Sự sinh trưởng - phát dục của vật nuôi diễn ra đồng thời nhưng ko đồng đều. Tuỳ từng thời kì, có lúc sinh trưởng nhanh, phát dục chậm và ngược lại.

- Ví dụ:

+ Giai đoạn đầu thời kì phôi thai, quá trình phát dục mạnh, nhưng cuối giai đoạn phôi thai thì quá trình phát dục chậm và sinh trưởng nhanh hơn.

+ Thời kì thành thục, khối lượng vật nuôi tăng nhanh do cơ xương và phát triển mạnh, nhưng từ thời kì trưởng thành trở đi chỉ tích luỹ mỡ.

c. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì

- Trong quá trình phát triển của vật nuôi, các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ.

+ Ví dụ: ngày hoạt động nhiều, trao đổi chất tăng, đêm ít vận động, trao đổi chất giảm.

- Tính chu kỳ thể hiện rõ nhất ở hoạt động sinh dục của vật nuôi cái: trứng chín và rụng cùng với hiện tượng động dục diễn ra theo chu kì nhất định về thời gian.

- Có thể điều khiển quá trình sinh sản vật nuôi để thu được nhiều lợi ích kinh tế.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng - Phát dục

Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng - phát dục

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo gian đoạn có ý nghĩa gì trong chăn nuôi?

Hướng dẫn giải:

- Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo gian đoạn: Mỗi giai đoạn, mỗi cơ quan, bộ phận phát triển mạnh cần cung cấp đủ và hợp lý khẩu phần dinh dưỡng. Nếu xương phát triển mạnh cần cung cấp nhiều khoáng, để phát triển cơ thể cần protein, phát triển các mô cần tăng cường protid và ít vận động.

+ Ví dụ: Bò còn non hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh thì cho ăn trong khẩu phần nhiều thức ăn tinh, khi trưởng thành thì khẩu phần nhiều thức ăn xơ.

- Giai đoạn bào thai và đang bú mẹ thì cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho con mẹ, sau đó thì chăm sóc con con sau bú mẹ.

Bài 2: Vì sao phải biết các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

Hướng dẫn giải:

- Nắm được quy luật sinh trưởng và phát dục để phát hiện được hiện tượng còi cọc do bệnh, hoặc suy thoái giống và cũng phát hiện được ra những giống tốt.

- Ngoài ra nắm được quy luật cũng giúp chúng ta lập được chế độ chăm sóc vật nuôi hợp lí, phát hiện ra bệnh sớm để giảm thiểu được thiệt hại.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Thế nào là sự sinh trưởng, sự phát dụng của vật nuôi? Cho ví dụ.

Câu 2: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa gì trong chăn nuôi?

Câu 3: Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi tuân theo những quy luật nào?

Câu 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra ….. nhưng không đồng đều.

A. Theo trình tự phát dục trước, sinh trưởng sau

B. Theo trình tự sinh trưởng trước, phát dục sau

C. Không đồng thời

D. Đồng thời

Câu 2: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa gì trong chăn nuôi?

A. Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao

B. Hiệu suất chăn nuôi cao

C. Vận dụng tốt các chu kỳ của vật nuôi

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

A. Thức ăn

B. Chăm sóc quản lý

C. Môi trường sống

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Chu kỳ động dục của trâu là:

A. 20 ngày

B. 21 ngày

C. 25 ngày

D. 28 ngày

Câu 5: Chu kỳ động dục của vật nuôi chia làm bao nhiêu giai đoạn:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục.
  • Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật sinh trưởng - phát dục.
  • Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng - phát dục.
Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM