Công nghệ 10 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Thức ăn là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của vật nuôi. Muốn vật nuôi sinh trưởng tốt và tạo ra được nhiều sản phẩm, ta cần phải đáp ứng những nhu cầu về dinh dưỡng cho chúng. Vậy nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì ? Nhu cầu từng chất dinh dưỡng có giống nhau với các loại vật nuôi không? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung của Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Vật nuôi muốn tồn tại, lớn lên, làm việc và tạo ra các sản phẩm thì cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi khác nhau tuỳ thuộc vào loài, giống, lứa tuổi, tính biệt, đặc điểm sinh lí, giai đoạn phát triển cơ thể và đặc điểm sản xuất con vật. Nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi được khái quát:
+ Nhu cầu duy trì: Lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lý trong trạng thái không tăng, không giảm khối lượng, không cho sản phẩm.
+ Nhu cầu sản xuất: Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm: cho sữa, sức kéo, nuôi thai, sản xuất trứng…
1.2. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
a. Khái niệm:
- Tiêu chuẩn vật nuôi thức ăn là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho 1 vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó
- Tiêu chuẩn ăn được biểu thị bằng các chỉ số dinh dưỡng. Muốn xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi cần làm thí nghiêm đối với từng loài, từng độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lý và khả năng sản xuất.
b. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn:
- Năng lượng. Trong các chất gluxit, lipit và protein lipit là chất giàu dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu vật nuôi. Năng lượng trong thức ăn tính bằng calo hoặc jun.
- Protein. Protein trong thức ăn được vật nuôi ăn vào, một phần bị thải ra theo phân và nước tiểu. Phần còn lại được cơ thể sử dụng để tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và tạo sản phẩm.
+ Nhu cầu Protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gam protein tiêu hoá/1 kg thức ăn.
- Khoáng. Nhu cầu khoáng vật nuôi gồm:
- Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg, Na, Cl... tính bằng g / con / ngày
- Khoáng vi lượng: :Fe, Cu, Co, Mn, Zn... tính bằng mg / con /ngày
- Vitamin. Có tác dụng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhu cầu tính bằng UI, mg, hoặc microgam/ kg thức ăn tuỳ theo loại vitamin sử dụng
1.3. Khẩu phần ăn của vật nuôi
- Khái niệm: Là tiêu chuẩn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định
Ví dụ:
- Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn.
+ Đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế.
+ Nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn.
- Tính khoa học: Đảm bảo đủ tiêu chuẩn, phù hợp với khẩu vị vật nuôi thích ăn, phù hợp đặc điểm sinh lí tiêu hóa
- Tính kinh tế: Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm chi phí hạ giá thành.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi quy định mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong:
A. 1 ngày.
B. 1 ngày đêm.
C. 1 đêm.
D. 2 ngày đêm.
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: B. 1 ngày đêm.
- Giải thích: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi quy định mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong: 1 ngày đêm – SGK trang 82
Bài 2: Muốn vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho chúng? Cho ví dụ cụ thể.
Hướng dẫn giải:
Cơ thể vật nuôi muốn tồn tại được phải nhờ có lượng thức ăn nhất định được lấy vào hàng ngày.
Để xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi người ta phải biết được thành phần cơ thể vật nuôi, các loại sản phẩm, nhu cầu vật chất và năng lượng để tạo nên từng loại sản phẩm như thịt, trứng, sữa...
Nhu cầu duy trì: lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lí trong trạng thái không tăng hoặc giảm khối lượng, không cho sản phẩm.
Nhu cầu sản xuất: lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm khi: sản suất tinh dịch, nuôi thai, sản xuất trứng,...
Ví dụ: Với vật lấy sức kéo: ở nước ta có khoảng 72% trâu và 31% bò làm nhiệm vụ cày, kéo xe... thức ăn chủ đạo vẫn là rơm, rạ, cỏ, cây ngô, bã mía, cây họ đạu... Thức ăn tinh với trâu bò cày kéo là thức ăn hỗ trợ trong vụ cày kéo (đông xuân) thường nấu cháo hoạc cám cho ăn trước khi đi cày bừa.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? Tiêu chuẩn ăn thường được xác định bằng các chỉ số nào?
Câu 2: Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì? Khi phối hợp khẩu phần cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa tiêu chuẩn ăn của vật nuôi cùng với khẩu phần ăn.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :
A. Chất xơ, axit amin
B. Thức ăn tinh, thô
C. Loại thức ăn
D. Chỉ số dinh dưỡng
Câu 2: Xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Loài, giống
B. Lứa tuổi.
C. Đặc điểm sinh lý
D. Tất cả phương án trên
Câu 3: Protein có tác dụng:
A. Trao đổi chất
B. Tổng hợp các hoạt chất sinh học
C. Tính bằng UI
D. Tổng hợp protit
Câu 4: Ví dụ nào thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi:
A. Năng lượng 3000Kcalo
B. P 13g, Vitamin A
C. Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg
D. Fe 13g, NaCl 43g
Câu 5: Nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn đảm bảo tính khoa học:
A. Đủ tiêu chuẩn, hợp khẩu vị
B. Tân dụng thức ăn có sẵn
C. Chi phí thấp, vật nuôi thích ăn
D. Hạ giá thành, phù hợp tiêu hóa
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Biết được các nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Biết được thế nào là tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi; biết được các chỉ số định mức dinh dưỡng trong tiêu chuẩn ăn và nguyên tắc phối trộn khẩu phần.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào nuôi dưỡng vật nuôi.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
- doc Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- doc Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- doc Công nghệ 10 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
- doc Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương II