Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
Nội dung của Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi nhằm giúp các em biết được các loại bệnh ở vật nuôi là gì? Thế nào là mầm bệnh? Để các loại bệnh sinh trưởng và phát triển thì giữa chúng có mối liên hệ như thế nào với điều kiện bên ngoài? Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
a. Các loại mầm bệnh
- Trong môi trường luôn tồn tại nhiều loại mầm bệnh, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây thành bệnh.
- Các loại mầm bệnh:
+ Vi rút: ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng…
+ Vi khuẩn: ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…
+ Nấm: Môt số nấm gây bệnh (ví dụ: nấm phổi)
+ Kí sinh trùng:
- Nội kí sinh trùng: các loại giun, sán
- Ngoại kí sinh trùng: ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi
- Các loại mầm bệnh muốn gây được bệnh phải đủ sức gây bệnh, số lượng lớn và con đường xâm nhập thích hợp.
- Các bệnh truyền nhiễm nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể lây lan thành dịch lớn, gây tổn thất về kinh tế cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tổn thất về nhiều mặt toàn xã hội.
- Bệnh kí sinh trùng cũng có thể lây từ con vật mang bệnh sang con vật khoẻ qua các động vật môi giới trung gian truyền bệnh.
b. Yếu tố môi trường và điều kiện sống
- Môi trường và điều kiện sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh.
c. Bản thân con vật
- Bệnh có phát sinh, phát triển hay không phụ thuộc chính vào bản thân con vật.
- Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên (khả năng miễn dịch tự nhiên), khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con vật.
- Sức kháng tự nhiên không mạnh, không có tính đặc hiệu, tức là không chống lại 1 loại bệnh nhất định nào.
- Để chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể, vật nuôi phải tạo được miễn dịch đặc hiệu với loại bệnh đó. Miễn dịch tiếp thu được hình thành sau khi vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh.
+ Ví dụ: Vật nuôi mắc bệnh nhẹ rồi khỏi hẳn hoặc sau khi tiêm vacxin từ 1 – 3 tuần.
1.2. Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
- Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển thành dịch lớn nếu có đủ cả 3 điều kiện: có các mầm bệnh, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mềm bệnh và vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng nhiễm dịch yếu.
- Để hạn chế cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt với thuỷ sản.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Kể các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Cho ví dụ.
Hướng dẫn giải:
- Vi khuẩn
- Ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…
- Nấm: Môt số nấm gây bệnh
- Ví dụ: nấm phổi
- Vi rút
- Ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng…
- Kí sinh trùng
- Nội kí sinh trùng (các loại giun, sán)
- Ngoại kí sinh trùng (ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi)
Bài 2: Bệnh của vật nuôi phát sinh và phát triển không do các yếu tố nào?
A. Các loại mầm bệnh
B. Yếu tố môi trường và điều kiện sống
C. Bản thân con vật
D. Stress
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: D. Stress
- Giải thích: Bệnh của vật nuôi phát sinh và phát triển do các yếu tố:
- Các loại mầm bệnh
- Yếu tố môi trường và điều kiện sống
- Bản thân con vật
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?
Câu 2: Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?
Câu 3: Trả lời câu hỏi sau:
a) Trường hợp nào bệnh phát triển thành dịch lớn?
b) Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Mầm bệnh dễ dàng phát triển khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo về :
A. Nguồn thức ăn đã bị hỏng
B. Thành phần dinh dưỡng không đầy đủ
C. Nguồn thức ăn có chứa chất độc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển bệnh?
A. Yếu tố tự nhiên
B. Chế độ dinh dưỡng
C. Quản lý, chăm sóc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Loại kí sinh nào dưới đây được xếp vào nhóm nội kí sinh trùng ?
A. Sán
B. Ve
C. Ghẻ
D. Chấy
Câu 4: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?
A. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi.
B. Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh.
C. Đáp án A và B
D. Đáp án A hoặc B
Câu 5: Các biện pháp nào giúp nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?
A. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh
B. Tiêm vắc xin
C. Không đưa gia cầm vào vùng có dịch.
D. Tất cả đều đúng
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Biết được các loại mầm bệnh thường có ở vật nuôi và các điều kiện phát sinh các loại bệnh đó.
- Biết được mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
- doc Công nghệ 10 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- doc Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- doc Công nghệ 10 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
- doc Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương II