Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 7: Quang hợp
eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 7: Quang hợp, giúp các em củng cố kiến thức và hoàn thành bài tập SGK, đồng thời rèn luyện các dạng bài tập về quang hợp ở thực vật. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 34 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu vai trò của quá trình quang hợp?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này, các em cần xem lại kiến thức phần vai trò của quang hợp. Có thể trả lời dựa theo cấu trúc sau:
+ Đối với con người và động vật khác.
+ Cung cấp năng lượng duy trì các hoạt động sống.
+ Quang hợp điều hòa không khí.
Hướng dẫn giải
- Quang hợp là quá trình thực vật hấp thu ánh sáng mặt trời để tạo ra cacbohidrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.
- Vai trò của quang hợp là:
+ Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người.
+ Quang hợp điều hòa không khí: Giải phóng ôxi (là dưỡng khí cho sinh vật hiếu khí) và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính).
+ Tích lũy năng lượng: Năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các liên kết hóa học của các sản phẩm quang hợp.
2. Giải bài 2 trang 34 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại quang hợp ở thực vật. Phần các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá. Sinh học 11 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Đặc điểm hình thái:
+ Diện tích bề mặt lớn: Hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.
+ Phiến lá mỏng: Thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
+ Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Đặc điểm giải phẫu:
+ Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.
+ Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
+ Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.
+ Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.
3. Giải bài 3 trang 34 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại quang hợp ở thực vật, đặc điểm cấu trúc của hạt SGK Sinh học 11 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Các đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp
- Hạt (grana): Gồm các tilacôit chứa hệ sắc tố, các chất chuyền electron và các trung tâm phản ứng.
- Chất nền (strôma): Gồm thể keo có độ nhớt cao, trong suốt và chứa nhiều enzim cacbôxi hóa.
4. Giải bài 4 trang 34 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
Phương pháp giải
- Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit.
- Lá có màu xanh là do có diệp lục. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.
Hướng dẫn giải
- Những cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antôxianin và carôtenôit. Do vậy, những cây này vẫn quang hợp bình thường, nhưng cường độ quang hợp thường không cao.
5. Giải bài 5 trang 34 SGK Sinh 11 Nâng cao
Hãy tính lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng với năng suất 15 tấn sinh khối/năm?
Phương pháp giải
- Có thể tính toán dựa trên phương trình quang hợp: \(6C{O_2}\; + {\text{ }}6{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}{C_6}{H_{12}}{O_6}\; + {\text{ }}6{O_2}\)
- Phân tử lượng của CO2 là 44, của H2O là 18, của C6H12O6 là 180, của O2 là 32.
- Ta có phương trình:
\(6C{O_2}\; + {\text{ }}6{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}{C_6}{H_{12}}{O_6}\; + {\text{ }}6{O_2}\)
6. 44 + 6. 18 → 180 + 6.32
x + y → 15 tấn + z
- Dựa theo phương trình trên dùng tích chéo ta tính được lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng.
Hướng dẫn giải
- Phân tử lượng của CO2 là 44, của H2O là 18, của C6H12O6 là 180, của O2 là 32.
- Ta có phương trình:
6. 44 + 6. 18 → 180 + 6.32
x + y → 15 tấn + z
→ Lượng CO2 hấp thụ là x = 15 tấn : 180 x (6.44) = 22 tấn
→ Lượng O2 giải phóng là z = 15 tấn : 180 x (6.32) = 16 tấn
6. Giải bài 6 trang 34 SGK Sinh 11 Nâng cao
Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.
Phương pháp giải
- Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2 loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b.
- Lá có màu xanh là do có diệp lục. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.
Hướng dẫn giải
- Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp là không đúng với tính chất của chất diệp lục.
⇒ Đáp án: D.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 11: Hô hấp thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 15: Tiêu Hóa
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 16: Tiêu Hóa (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 17: Hô Hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 18: Tuần Hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân bằng nội môi