Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12

Bài Những đứa con trong gia đình dưới đây đã được eLib biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Thi (1928-1968)

- Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, là nhà văn của nhân dân Nam Bộ thời kỳ chống Mỹ

- Nhân vật tiêu biểu: Người nông dân Nam Bộ có lòng cảm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thuỷ chung son sắc với quê hương và cách mạng.

- Cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.

- Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

1.2. Tác phẩm

"Những đứa con trong gia đình".

- Truyện ngắn xuất sắc - ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Cảm nhận chung

- Kể chuyện: tự sự qua dòng hồi tưởng của Việt khi bị trọng thương nằm lại 1 mình ở chiến trường, trong bóng tối.

→ nhà văn có điều kiện nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.

Diễn biến câu chuyện biến đổi linh hoạt, tự nhiên.

- Sự hòa quyện, gắn bó giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, những truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của người Việt nam, dân tộc Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

2.2. Hình tượng nhân vật

a. Nét chung thống nhất của gia đình

- Căm thù giặc sâu sắc

- Gan góc, dũng cảm, khao khát, chiến đấu, giết giặc.

- Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung son sắt với quê hương, Cách mạng.

→ truyền thống gia đình trong mối quan hệ với truyền thống Cách mạng, dân tộc tạo nên 1 dòng sông truyền thống.

b. Nét riêng tiêu biểu từng thành viên

(1) Chú Năm

- Hay kể về sự tích gia đình, tác giả của cuốn biên niên sử gia đình.

- Dặn dò các cháu

- Tiếng hò đầy tâm tư: tha thiết, nhắn nhủ, lời thề, trái tim, tâm hồn, luôn hướng về truyền thống, đại diện và lưu giữ truyền thống. Ông là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình.

(2) Má Việt - Chiến

- Hiện thân của truyền thống:

+ Tảo tần, đảm đang, tháo vát thương yêu chồng con hết mực.

+ Ghìm nén đau thương đời mình để sống chở che cho đàn con và chiến đấu.

 Bà là biểu tượng về người phụ nữ nông dân Nam Bộ thời chống Mỹ.

(3) Chị Chiến

- Giống mẹ:

+ Vóc dáng

+ Đức tính: gan góc, đảm đang

→ kế thừa

- Tính cách:

+ Vừa trẻ con: tranh công bắt ếch, tranh đi tòng quân, tranh công bắt tàu giặc

+ Vừa ý thức là chị: thương em, lo cho em, nhường nhịn em.

→ Một cô bé hồn nhiên, vô tư ở tuổi mới lớn

- Khác mẹ

+ trẻ trung, thích làm dáng

+ có điều kiện trực tiếp cầm súng đánh giặc trả thù nhà, thực hiện lời thề sắt đá.

→ biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dân tộc.

(4) Việt

- Tính tình hồn nhiên, trẻ con

+ Luôn giữ trong mình cái ná thun, cho tới khi đã vào bộ đội

+ Vị thương rất nặng tới lần 2 "trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo", Việt không sợ chết mà lại sợ ma và bóng đêm.

+ Yêu chị nhưng hay tranh giành với chị.

+ Rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có chị, sợ mất chị, phải giấu chị.

- Có tình thương yêu gia đình sâu đậm:

+ Tình cảm chi em, đối với linh hồn má, với chú Năm.

+ Hình ảnh cha mẹ thân yêu luôn chập chờn trong hồi ức khi bị thương.

- Tính chất anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:

+ Luôn ý thức phải sống và chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước xứng đáng với truyền thống gia đình.

+ Can đảm chịu đựng khi bị thương.

+ Tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu dù đang bị kiệt sức.

→ một con sóng vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống, người tiêu biểu cho tinh thần tiến công cách mạng.

* Tiểu kết: Mỗi con người trong gia đình là một khúc sông trong dòng sông truyền thống. Mỗi khúc sông có một đặc điểm riêng nhưng họ vẫn hướng về tô đậm hơn, phát huy hơn truyền thống gia đình gắn chặt trong mối tình đất nước thời kháng chiến chống Mỹ.

2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật bằng chi tiết cụ thể, làm rõ góc cạnh của cuộc sống, tạo nên không khí chân thực và có linh hồn.

+ Chi tiết đắt giá nhất: Chị em Chiến khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm  tập quán lâu đời gợi sự thiêng liêng, nhân vật trở nên trưởng thành hơn.

- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.

- Phát huy tối đa ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

tài năng Nguyễn Thi trong nghệ thuật kể chuyện.

3. Tổng kết

- Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hướng cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giưa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giưa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Nghệ thuật trần thuật (nghệ thuật kể chuyện) qua dòng hồi tưởng của nhân vật góp phần giúp nhân vật bộc lộ tính cách của mình và tác phẩm đậm chất trữ tình

- Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ

- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa gây ấn tượng mạnh đến người đọc, làm nổi rõ góc cạnh của cuộc sống

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong những đứa con trong gia đình

Gợi ý:

- Nghệ thuật  trần thuât độc đáo

- Truyện phản ánh, ngợi ca tinh thần bất khuất, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của  dân tộc và đồng bào Nam Bộ.

Câu 2. Em hãy cho biết giá trị nội dung trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi,

Gợi ý làm bài:

- Giá trị hiện thực

+ Cuộc chiến đấu khốc liệt giữa ta và kẻ thù và hình ảnh của một miền Nam đau thương mà kiên cường.

+ Số phận đau thương, mất mát của nhân dân miền Nam: cả gia đình phải chịu chung nỗi đau dưới gót giày xâm lược của kè thù. Chúng gieo rắc cái chết lên những người dân thường vô tội.

- Giá trị nhân đạo

+ Tố cáo tội ác của kè thù xâm lược khi đã giày xéo, gây ra cái chết oan uổng cho con người trên mảnh đất này. 

+ Cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mất mát của người dân Nam Bộ. Đồng thời đó cũng là nỗi đau khi phải chứng kiến số phận và sự buộc lòng phải trưởng thành, gánh vác trách nhiệm của non sông, đất nước của những đứa trẻ ngây ngô, lộc ngộc như Chiến, như Việt

+ Sự khâm phục, ca ngợi lòng dũng cảm, kiên cường và hi sinh lớn lao của nhân dân miền Nam, của những đứa trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

+ Thôi thúc, giục giã và khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ niềm căm thù giặc sâu sắc mà đứng lên chiến đấu chống lại kè thù, để nỗi đau, để cái chết không còn hiện hình trong những gia đình, trên những mảnh đất quê hương

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hy sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước.

- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và yêu nước, tình CM, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện, nghệ thuật trần thuật đặc sắc, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

Ngày:11/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM