Vợ nhặt Ngữ văn 12

Bài học Vợ nhặt Ngữ văn 12 dưới đây nhằm giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời vận dụng phân tích từng nhân vật và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Vợ nhặt Ngữ văn 12

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Kim Lân(1920-2007).

- Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân.

- Là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người" với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.

- Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2001.

- Chỉ học hết tiểu học, tham gia viết văn từ năm 1941, năm 1944 tham gia hội văn hoá cứu quốc. Làm báo, viết văn, diễn kịch, đóng phim phục vụ kháng chiến.

- Văn chương của Kim Lân tập trung ở mảng đề tài nông thôn với lối viết chân thật, ngôn ngữ giản dị, cách kể truyện rất duyên.

1.2. Tác phẩm

Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện “Vợ nhặt”. Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.

2. Đọc - hiểu văn bản

2. 1. Nhan đề, tình huống truyện

- Nhan đề truyện đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về số phận của con người. xưa nay, nói đến chuyện “ vợ, con” là chuyện cả một đời con người.

- Nhan đề cũng chính là tình huống trong truyện.

+ Tràng một nhân vật xấu, nghèo, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát lại lấy được vợ, lấy vợ dễ dàng.

+ Tràng lấy vợ giữa lúc đói quay, đói quắt.

--> Tình huống này vừa gợi sự xót thương đồng thời cũng để người ta ngưỡng mộ niềm khát khao tổ ấm và hạnh phúc của các nhân vật trong truyện.

2.2. Vấn đề số phận con người trước cái đói

- Nạn đói được miêu tả ngay ở đầu truyện bằng những câu văn giàu sức gợi tạo ấn tượng về một thảm cảnh của con người. Cái đói bao chùm khung cảnh xóm ngụ cư,  bao trùm lên hạnh phúc của Tràng. Những bóng người “ Xanh xám như những bóng ma” “ dật  dờ như những bóng ma” “ Chết như ngả dạ” “ không kí vẩn mùi rác rười và mùi gây của xác người chết”; “ ngõ xóm tố xẫm” “ ngăn ngắt”...

- Vì đói nên người thị “ Rách như tổ đỉa”; “ trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ có hai con mắt”.

- Nạn đói khủng khiếp khiến con người thật rẻ rúng, vì miếng ăn mà thị theo Tràng về làm vợ với bốn bát bánh đúc, tất cả phần danh dự được đặt sau cái vật chất “ nhỏ nhoi”.

- Tràng “nhặt vợ” nhưng vẫn thấy “Chợn”.

- Bà cụ Tứ biết rằng vì đói con mình mới có vợ, bà lo không biết con trai và dâu có nuôi nỗi qua nạn đói này hay không.

--> Số phận con người thật mỏng manh trước cái đói.

2.3. Niềm khát khao tổ ấm gia đình của các nhân vật.

a. Nhân vật Tràng

- Xuất thân: Tràng - con nhà nghèo, nhà có 2 mẹ con, dân xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê.

- Ngoại hình: đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra,...=> xấu xí, thô kệch.

- Ngôn ngữ: cộc cằn.

- Tràng là một người thuần hậu, trẻ con ai cũng thích Tràng.

- Tràng có một tâm hồn lạc quan yêu đời.

- Bỗng nhiên Tràng cảm thấy yêu gắn bó cái ngôi nhà hắn đang ở nhiều hơn, và Tràng muốn tu sửa lại căn nhà của mình.

- Tràng lấy vợ là một quyết định liều lĩnh nhưng rõ ràng nó xuất phát từ niềm khát khao hạnh phúc gia đình của nhân vật.

b. Nhân vật Thị

- Theo Tràng về cũng liều lĩnh, có phần trơ tráo, theo Tràng trước hết là vì miếng ăn. Nhưng trên đường về xóm ngụ cư rõ ràng nhân cách của Thị đã sống dậy, Thị biết “ ngượng”; đến nhà Tràng, chứng kiến gia cảnh nghèo xơ xác thị nén hơi thở dài trong cáo ngực lép kẹp: “ cái ngực gầy lep, nhô lên, lén một tiếng thở dài”;  sáng hôm sau dưới con mắt của Tràng: “ rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực  không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.”

- Rõ ràng Thị theo Tràng không đơn giản vì miếng ăn mà còn xuất phát từ khát vọng có một tổ ấm gia đình.

c. Nhân vật bà cụ Tứ .

- Việc có một người phụ nữ theo Tràng về làm vợ khiến bà mẹ ngạc nhiên. Nhưng sau khi hiểu ra cơ sự , bà cụ Tứ “ cúi đầu im lặng”. Sự im lặng đầy tâm trạng của bà mẹ từng trải vừa xót xa, vừa lo lắng nhưng cũng đầy thương cảm. Tình thương của bà cụ Tứ với vợ chồng Tràng mối bao dung làm sao “ biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đối khát này không? “

- Bắt đầu từ tình thương con trai, sau đó đến tình thương con dâu. đó không phải chỉ là tình thương của mẹ đối với con mà là tình thương của những con người cùng cảnh ngộ, tình thương đồng loại. Tình thương của bà cụ Tứ vừ xuất hiện đã biến thành một nỗi lo tạo thành một tâm lí triền miên day dứt. Tác giả xoáy vào dòng ý nghĩ của bà mẹ:  nghĩ đến bổn phận làm mẹ  chưa tròn, nghĩ đến ông lão, nghĩ đến con gái út và nỗi khổ đời mình, nghị đến tương lai của con. Người đàn bà ấy còn biết làm gì trước một viễn cảnh không mấy sáng sủa của gia đình.. Cuối cùng bao nhiêu dồn tụ, lo lắng, bao nhiêu yêu thương của bà lão, được tác giả Kim Lân đặt vào đó một câu nói giản dị của bà: “ chúng mày lấy nhau lúc này u thươn g quá!...”;

- Sáng hôm sau bà cụ nối toàn chuyện vui bên cạnh mâm cơm thảm hại ngày đói,  tất cả đều thể hiện tấm lòng thương con, thương dâu của bà mẹ chân chất, đôn hậu. Trong bức ảnh nhợt nhạt của xã hội Việt Nam trước cái “đói quay”, “ đói quắt” năm 1945. bà cụ Tứ là một điểm sáng tươi đẹp.

--> Như vậy ta thấy, trong bối cảnh của đói khát, trước bờ vực của cái chết. Bàng ấy con người vân dắt dìu nhau hướng tới một tổ ấm gia đình

⇒ Hình ảnh cuối truyện:

Tác giả đã phát hiện ở những người nông đân khả năng hướng tới cánh mạng. Giữa cách mạng tháng tám và người nông đân đã có một điểm tương cận – hướng tới thay đổi số phận người nông dân mà trước hết là giải quyết nạn đói vấn đề cơ bản và trước mắt. 

2.4. Những thành công về nghệ thuật của Kim Lân.

- Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, tạo điều kiện

làm nổi bật tính cách của các nhân vật và hoàn cảnh.

- Lối kể truyện mộc mạc, giản dị. Ngôn ngự được chắt lọc kĩ lưỡng từ ngôn ngữ đời thường tạo nên sức lôi cuốn và phong vị riêng rất Kim Lân.

- Tác giả đã tạo được nét chân dung, tính các riêng của từng nhân vật và miêu tả sinh động những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng của nhân vật .

3. Tổng kết

- Truyện ngắn ″Vợ nhặt″ thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt tác phẩm thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

- ″Vợ nhặt″ tạo được một tình huống truyện độc đáo,cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung trong "Vợ nhặt" của Kim Lân

Gợi ý làm bài:

- Giá trị hiện thực:

+ Tình cảnh thê thảm của người nông dân VIệt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm ấy đã trở thành một thời kì đen tối trong lịch sử của dân tộc ta bởi hơn 2 triệu đồng bào đã bị cướp đi sinh mạng.

+ Đó là hệ quả của những chính sách hà khắc, vô nhân tính của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật: Đằng thì bắt đóng thuế, đằng thì bắt nhổ lúa trồng đay. Dân ta lâm vào cảnh một cổ hai tròng áp bức do sự đê hèn, đốn mạt của thực dân Pháp

- Giá trị nhân đạo

+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít và khẳng định tội ác mà chúng đã gây ra cho mảnh đất, con người Việt Nam

+ Niềm cảm thương, chia sẻ của tác giả trước những đau đớn, mất mát mà người nông dân nghèo đang phải đối mặt. 

+ Ca ngợi sức sống mãnh liệt, khao khát được yêu thương, được sống hạnh phúc với gia đình nhỏ và niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng đang chờ đợi họ mặc cho cái chết đang đeo đuổi và có thể đến với họ bất cứ lúc nào.

+ Cách mạng chính là con đường đưa họ thoát khỏi cuộc sống khốn cùng này mà đến gần hơn với hi vọng, cuộc sống tốt đẹp với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện.

Câu 2. Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong "Vợ nhặt" của Kim Lân.

Gợi ý làm bài:

- Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, đầy éo le nhưng nhờ thế mà các nhân vật của Kim Lân xuất hiện mà bộc lộ hết những phẩm chất tốt đẹp của mình.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, không kịch tính nhưng sự sắp xếp các chi tiết gây được sự hứng thú, tò mò cho người đọc.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí và thế giới nhân vật.

- Ngôn ngữ giản dị và gần gũi.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.

- Phân tích được đặc điểm tính cách từng nhân vật.

Ngày:11/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM