Soạn bài Nói với con Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn "Nói với con" dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình cảm mà cha mẹ dành cho con của mình vô cùng sâu sắc. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nói với con Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Bố cục hai phần như sau:

- Phần 1 (khổ 1): Người cha nói với con về nguồn gốc cả bản thân, qua đó nhắc con phải biết yêu quý và nhớ ơn quê hương của mình.

- Phần 2 (còn lại): Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương.

2. Soạn câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Những tình cảm yêu thương của người cha, người mẹ dành cho con:

+ Hình ảnh người con luôn bước tới cha để cha dìu dắt và bảo vệ con khỏi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống.

+ Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ.

-> Đứa trẻ sống trong tình yêu thương, chở che của cha mẹ.

- Chính những tình cảm chân thành của quê hương và tình yêu thương của cha mẹ thì người con mới trưởng thành:

+ "Người đồng mình yêu lắm".

+ "Đan lờ cài nan hoa".

+ "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người.

-> Nền tảng gia đình, quê hương nâng đỡ đứa trẻ trưởng thành.

3. Soạn câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Những đức tính cao đẹp của người đồng mình:

- Tác giả đã nói lên đức tính của những người dân quê chân chất, thật thà, dù còn nghèo khổ nhưng luôn có khao khát vươn lên trong cuộc sống. Đoạn còn lại của bài thơ qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, tác giả dặn dò mong ước con minh sẽ kế tục phát huy một cách xứng đáng với truyền thống cao đẹp đó của quê hương.

- “Người đồng mình” đó! Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ và khoáng đật biết bao nhiêu, những con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.

- Qua những đức tính vừa nói của “người đồng mình”, tác giả mong muốn con mình phải một lòng chung thủy với quê hương, sẵn sàng chấp nhận gian nan thử thách để vượt qua chúng bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.

- Tác giả đã cho người đọc thấy rằng quê hương chính là nền tảng cho đứa con phát triển và  trưởng thành, những người dân quê tuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, “người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kê cao quê hương", còn quê hương thì làm phong tục. Qua các đức tính ấy của người đồng mình” người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thông quẽ hương để tự tin vững bước trên đường đi tới.

4. Soạn câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Suy nghĩ về lời người cha nói với con:

- Điều lớn lao nhất người cha muốn truyền cho con chính là nghị lực sống phi thường, bản lĩnh trước mọi khó khăn, sóng gió của cuộc đời.

- Lời người cha nói với con thể hiện tình yêu vô bờ, mong con trưởng thành, vững vàng.

5. Soạn câu 5 trang 74 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ thật đặc sắc và độc đáo. Các hình ảnh vừa cụ thể vừa có tính khái quát tuy mộc mạc, bình dị mà vẫn giàu chất thơ.

6. Soạn câu luyện tập trang 74 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Cảm nhận về lời cha nói với con trong bài thơ: Bài thơ "Nói với con" của Y Phương giúp người đọc phải biết yêu quê hương, đất nước, yêu thương những người cho bản thân sự trưởng thành. Hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, thêm yêu quý gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta từng viện cớ thiếu thốn, khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa, dường như ngày nay các con em dân tộc không mấy mặn mà với truyền thống, họ đang dần tự nguyện nhập ngoại một cách dễ dãi. Nghe lời cha nói, tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không hòa tan. Văn hóa là tài sản vô cùng to lớn.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM