Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về từ loại và cụm từ. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Từ loại

1.1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Chỉ ra những danh từ, động từ, tính từ trong những ngữ liệu đã cho dưới đây:

a. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

b. Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

(Kim Lân, Làng)

c. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.

(Kim Lân, Làng)

d. Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

- Các danh từ: lần (a), lãng (b), làng (c).

- Các động từ: đọc (a), nghĩ ngợi (b), phục dịch, đập (c).

- Các tính từ: hay (a), đột ngột (d), phải, sung sướng (e).

1.2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Phân loại từ trong những nhóm từ đã cho:

- Các từ nhóm (a) là các lượng từ chỉ số lượng không cụ thể, nó có thể kết hợp với các danh từ.

- Các từ nhóm (b) là các phó từ có thể kết hợp với các động từ.

- Các từ nhóm (c) là các phó từ có thể kết hợp với các tính từ.

1.3. Soạn câu 3 trang 131 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một.

- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.

- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá.

1.4. Soạn câu 4 trang 131 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Phân loại từ trong những ngữ liệu đã cho như sau:

a. Từ "tròn": vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ.

b. Từ "lí tưởng": vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ.

c. Từ "băn khoăn": vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ.

1.5. Soạn câu 5 trang 131 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Liệt kê những từ loại trong những ngữ liệu đã cho vào bảng sau:

1.6. Soạn câu 6 trang 132 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Các từ chuyên dùng để cấu tạo nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả.

2. Cụm từ

2.1. Soạn câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ đã cho trong những ngữ liệu sau là:

a. Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó; một nhân cách rất Việt Nam; một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông... 

b. Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.

c. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy.

-> Thành phần trung tâm là những từ được in đậm.

2.2. Soạn câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Tìm thành phần trung tâm trong các ngữ liệu đã cho là:

a. Đã đến gần anh; sẽ chạy xô vào lòng anh; sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

b. Vừa lên cải chính.

-> Thành phần trung tâm là những từ được in đậm.

2.3. Soạn câu 3 trang 133 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Thành phần trung tâm trong những ngữ liệu đã cho là:

a. Rất Việt Nam: rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.

b. Sẽ không êm ả.

c. Phức tạp hơn; cũng phong phú và sâu sắc hơn.

-> Thành phần trung tâm là những từ được in đậm.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM