Luận văn: Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Luận văn Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và tổng hợp những nét chính về quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức, đánh giá những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ song phương này. Đồng thời, đặt quan hệ song phương Việt- Đức trong bối cảnh mới với diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu qua đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ song phương Việt Nam- CHLB Đức.

Luận văn: Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức đã và đang có những kết quả tích cực với truyền thống tốt đẹp qua gần 35 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (23/09/1975- 23/09/2010). Đặt trong bối cảnh mới khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vừa qua với những tác động mạnh mẽ, trực diện và không loại trừ bất cứ nền kinh tế nào, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức cũng nảy sinh những vấn đề mới đáng quan tâm. Vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức- Cơ hội và thách thức trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận nhằm mục đích phân tích và tổng hợp những nét chính về quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức, đánh giá những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ song phương này. Đồng thời, đặt quan hệ song phương Việt- Đức trong bối cảnh mới với diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu qua đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ song phương Việt Nam- CHLB Đức.

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam- CHLB Đức gắn với bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận giới hạn trong việc nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước, quan hệ đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam và hỗ trợ phát triển chính thức Đức dành cho Việt Nam.

Về thời gian, khóa luận chủ yếu nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức từ năm 1990 trở lại đây, tập trung vào giai đoạn 2007- 2009, thời điểm trước, trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu

1.4  Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống, so sánh, đối chiếu, diễn giải và dự báo dựa trên cơ sở các sự kiện và số liệu thống kê được công bố chính thức hoặc công bố trong các bài nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề có liên quan. 

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu chung về nước CHLB Đức và cơ sở nền tảng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức.

Giới thiệu chung về nước CHLB Đức

Sự cần thiết khách quan phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức

Cơ sở nền tảng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Khái quát về tiến trình quan hệ giữa Việt Nam và CHLB Đức

Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức

2.3 Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức

Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức

3. Kết luận

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và CHLB Đức trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Thành công nổi bật của thương mại hai nước thể hiện ở những điểm sau: Về xuất khẩu, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và CHLB Đức đã đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao; Đức trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu; Việt Nam dần khẳng định được ví trí nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu trên thị trường Đức ở một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực; cơ cấu xuất khẩu đang thay đổi theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế tạo bên cạnh nâng cao tỷ trọng các mặt hàng thực phẩm chế biến. Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đức tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, cơ cấu nhập khẩu thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị công nhiệp, đặc biệt là máy móc thiết bị, chuyên dụng. Đức hiện đang là nhà cung cấp các mặt hàng máy móc, thiết bị lớn cho Việt Nam bên cạnh các nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v. 

4. Tài liệu tham khảo

CIA 2009, „Germany‟, „China‟, The World Factbook, truy cập ngày 13 tháng 03 năm 2010

Cơ sở dữ liệu Hỗ trợ Phát triển Việt Nam (DAD Vietnam) 2010, „Đức‟, truy cập ngày 27 tháng 03 năm 2010

Cuisson, P, Lefort, B & Pitkaenen, H 2004, The European Union’s Generalised System of Preferences GSP, European Commission, Belgium, tr. 2-16, truy cập ngày 20 tháng 02 năm 2010

Deutsche Bundesbank 2006, German Foreign Direct Investment Relationships: Recent Trends and Macroecnomic Effects, Monthly report, tháng 09, tr. 46, truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2010

Deutsche Bundesbank 2009, Direct Investment acc. to the Balance of Payments Statistics (for the period of 2005- 2008), Monthly report, tháng 04, tr. 12-14, truy cập ngày 05 tháng 03 năm 2010

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thương mại trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM