Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam

Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố và đánh giá mức độ tác động/ảnh hưởng của chúng đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam.

Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Năng lực đổi mới cũng là một vấn đề nghiên cứu mà khoa học thế giới và trong nước rất quan tâm. Bằng chứng là trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lực đổi mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, ngoài giá trị học thuật mang lại, các nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều khe hổng lý thuyết. Các khe hổng liên quan đến việc khám phá các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới, những tranh luận về xây dựng thang đo cho năng lực đổi mới hoặc khe hổng xuất phát từ thang đo của các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới chưa hoàn chỉnh… tất cả đều tạo nên sự đa dạng nhưng còn nhiều bỏ ngõ trong lý thuyết khoa học. Hơn thế nữa, ở Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu định lượng đề cập trực tiếp đến các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới, đa phần là nghiên cứu định tính dưới dạng phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp, các bài báo cáo và bài viết học hỏi kinh nghiệm xây dựng năng lực đổi mới từ các quốc gia khác… Do đó, điều này đã tạo cho tác giả cơ hội để khám phá tính mới và động lực để tiến hành nghiên cứu và kiểm định mô hình năng lực đổi mới đề xuất tại thị trường Việt Nam, cụ thể là tại các tỉnh trọng điểm phía Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố dựa trên cơ sở lý thuyết, từ đó xác định các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới.

Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực đổi mới thông qua kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu, trong đó làm rõ vai trò của nhân tố quản trị chất lượng toàn diện (TQM).

Phát triển thang đo theo hướng khám phá và bổ sung biến quan sát mới cho một số nhân tố chưa có thang đo hoàn chỉnh khi kiểm định tại miền Nam Việt Nam, đó là nhân tố hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nhân lực nội bộ và năng lực đổi mới.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổi mới trong tương quan so sánh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI dựa trên kiểm định sự khác biệt. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: năng lực đổi mới và các nhân tố ảnh hưởng đến nó tại doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao.

Phạm vi nghiên cứu: Năng lực đổi mới là một khái niệm rộng và được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ như doanh nghiệp, ngành hoặc quốc gia. Nó được đo lường thông qua các thành phần như đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và đổi mới Marketing…

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận án này, tác giả quyết định lựa chọn phương pháp hỗn hợp để nghiên cứu về các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao tại một tỉnh trọng điểm thuộc miền Nam Việt Nam.

1.5 Điểm mới của luận án

- Căn cứ vào lý thuyết và nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tốc tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, lần đầu tiên được kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam.

- Ngoài những thang đo kế thừa, tác giả điều chỉnh và phát triển thang đo bằng cách bổ sung thêm 2 biến quan sát mới cho khái niệm Hỗ trợ của Chính phủ; 2 biến quan sát mới cho khái niệm Nguồn nhân lực nội bộ bên cạnh các thang đo gốc.

- Điều chỉnh và phát triển thang đo năng lực đổi mới theo hướng hình thành thang đo định lượng khi đo lường cụ thể số lượng đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình của doanh nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 3 năm 2012-2014.

- Tác giả phân tích và so sánh mức độ tác động của từng nhân tố đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để nhận diện sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này nhằm định hướng các hàm ý quản trị thích hợp. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu

Cơ sở nghiên cứu

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Đóng góp của nghiên cứu

Kết cấu của luận án

2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Khái niệm đổi mới, năng lực đổi mới và công nghệ cao

Cơ sở lý thuyết nền và các mô hình năng lực đổi mới trên thế giới

Đề xuất mô hình nghiên cứu và phân tích sự hình thành giả thuyết nghiên cứu

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chi tiết

Phân tích việc hình thành và xây dựng thang đo khái niệm nghiên cứu

Mô tả nghiên cứu định lượng sơ bộ

2.4 Phân tích kết quả nghiên cứu

Mô tả chi tiết nghiên cứu định lượng chính thức

Kiểm định thang đo các nhân tố

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.5 Kết luận và hàm ý quản trị của nghiên cứu

Kết luận

Các hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp trong ngành công nghiệp công nghệ cao

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Luận án còn hệ thống hóa và trình bày khái niệm năng lực đổi mới phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp công nghệ cao miền Nam Việt Nam, đó chính là khả năng mà một doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực bên trong (nội lực) hoặc bên ngoài doanh nghiệp (ngoại lực) để sản xuất và giới thiệu ra thị trường những sản phẩm hoặc quy trình hoàn toàn mới hoặc có những thay đổi và cải tiến trên các sản phẩm/quy trình hiện có. Trong đó năng lực đổi mới sản phẩm là việc giới thiệu ra thị trường một sản phẩm hay dịch vụ mới, khác xa so với những sản phẩm trước đó của doanh nghiệp hoặc có những cải tiến đáng kể trên sản phẩm hay dịch vụ hiện có. Năng lực đổi mới quy trình là sự ứng dụng những quy trình mới hoặc có những cải tiến đáng kể trên quy trình hiện có, điều này bao gồm những thay đổi quan trọng về công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu, phần mềm hoặc liên quan đến sự tái tạo hoặc thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm hoặc quy trình cung cấp dịch vụ. Từ đó, luận án hướng đến đề xuất hàm ý quản trị cho kết quả nghiên cứu. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Diệu Minh, 2010. Sự cần thiết xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, số 17, trang 61-72.

Đặng Thu Giang, 2010. Kinh nghiệm một số quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á về thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào nâng cao công nghệ trong nước. Nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, số 17, trang 91-100.

Nguyễn Bích Thủy, 2011. Phát triển nhân lực Khoa học và Công nghệ: Lời giải cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 4, 2/2011, tr. 20-21.

Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân, 2013. Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013), trang 1-11.

Nguyễn Việt Hòa, 2010. Chính sách đổi mới và phương thức tác động của chính sách đổi mới đối với sự phát triển khoa học và công nghệ ngành công nghiệp. Nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, số 17, trang 33-49.

4.2 Tiếng Anh

Alexiev, A. S., Volberda, H. W. & Van den Bosch, F. A. (2016). Interorganizational collaboration and firm innovativeness: Unpacking the role of the organizational environment. Journal of Business Research, 69(2), 974-984.

Bantel, K.A. and Jackson, S.E, 1989. Top management and innovations in banking: does the composition of the top team make a difference ?. Strategic Management Journal, 10 (1): 107- 124.

Chen, H. and Taylor, R, 2009. Exploring the Impact of Lean Management on Innovation Capability. In: PICMET 2009 Proceedings August 2-6. Portland, Oregon USA.

Dabic, M. Tugrul U. Daim, Zoran Aralica and A. Elvan Bayraktaroglu, 2012. Exploring relationships among internationalization, choice for research and development approach and technology source and resulting innovation intensity: Case of a transition country Croatia. Journal of High Technology Management Research, 23: 15-25.

Edquist, Charles and B. A. Lundvall, 1993. Comparing the Danish and Swedish Systems of Innovation. In: R. R. Nelson, ed. 1993. National Innovation Systems. New York, Oxford University Press, 265-298.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM