Luận án TS: Nghiên cứu thống kê mô hình đo lường lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị tại Việt Nam

Luận án Nghiên cứu thống kê mô hình đo lường lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị tại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính mô tả mối quan hệ của lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng với các khái niệm quan trọng của thuyết SIT (bao gồm chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng, tình yêu nước, chủ nghĩa hướng ngoại).

Luận án TS: Nghiên cứu thống kê mô hình đo lường lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế thế giới và tự do hoá thương mại là xu thế tất yếu của thời đại, đã tạo cơ hội và khả năng giao lưu, và hiểu biết giữa các quốc gia với nhau, giúp các quốc gia khẳng định mình trước cộng đồng quốc tế, nhưng cũng mang đến nhiều thách thức. Việt Nam (VN) không nằm ngoài quy luật này, ngày 11/01/2007, nước ta đánh dấu một sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Cho đến thời điểm này, toàn cầu hóa thị trường đã làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh của các doanh nghiệp VN. Họ phải tham gia cuộc chơi mới theo luật lệ của các nước đối tác hoặc các cam kết trong khu vực, phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, bị bãi bỏ nhiềuưu đãi, bảo hộ trước đây của chính phủ đối với doanh nghiệp. Sự sẵn có của hàng ngoại nhập với giá cả ngày càng hợp lý cộng thêm vào các hoạt động tiếp thị toàn cầu gia tăng nhanh do sự phát triển của công nghệ số, đã tạo ra một bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong nước.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Định nghĩa và xây dựng thang đo khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng, phù hợp với tình huống người tiêu dùng VN.

Đánh giá thang đo khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng nhờ sử dụng kỹ thuật thống kê đa biến trong giai đoạn nghiên cứu định lượng để khẳng định các phát hiện từ giai đoạn định tính.

Xác định vai trò lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng trong cơ chế truyền dẫn tình yêu nước đến chủ nghĩa vị chủng của người tiêu dùng bằng các kỹ thuật thống kê kiểm định biến trung gian.

Đánh giá thang đo khái niệm tình yêu nước phù hợp với người tiêu dùng VN, sử dụng kỹ thuật thống kê đa biến.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là mô hình đo lường lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị VN, và các khái niệm khác được đặt trên nền thuyết SIT mà có mối liên hệ với lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng, như: tình yêu nước, chủ nghĩa vị chủng người tiêu dùng, chủ nghĩa hướng ngoại.

Phạm vi nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu khái niệm "lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng" ở cấp độ cá nhân người tiêu dùng chứ không xem xét ở cấp độ chính sách vĩ mô của quốc gia (Clift và Woll, 2012a,b; Grant, 2012; Morgan, 2012; Rosamond, 2012; Seabrooke, 2012) hay ở cấp độ doanh nghiệp (Petya và Marco, 2014; Yosifon, 2016).

Luận án sử dụng khái niệm người tiêu dùng thành thị, tức là người tiêu dùng là dân cư đô thị. Khái niệm dân cư đô thị được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 42/2009/NĐ-CP là "dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn".

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tiến hành qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn I:giai đoạn nghiên cứu định tính

- Giai đoạn II: giai đoạn nghiên cứu định lượng

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Các nhà hoạch định chính sách quản lý kinh tế quốc gia cũng như các nhà kinh doanh trong thị trường VN cũng có thể vận dụng các phát hiện của luận án về vai trò của lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng vào các chính sách vi mô và vĩ mô như một loại rào cản phi thuế quan nhằm nắm bắt được cơ hội để thành công trong hội nhập kinh tế. Cụ thể hơn, hiểu rõ lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng VN và cách thức nó chi phối sự thiên vị hàng hóa trong nước của người dân sẽ giúp các đối tượng liên quan thiết kế phong trào hay chiến dịch cổ động người dân mua hàng nội có nhiều hiệu quả, tức là kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng trực tiếp gia tăng hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị nước ta phát động từ năm 2009.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu

Lý do lựa chọn đề tài

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiêu cứu

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phần mềm thống kê được sử dụng phân tích số liệu của luận án

Ý nghĩa khoa học - thực tiễn của nghiên cứu

Cấu trúc của luận án

2.2 Tổng quan các công bố liên quan đến lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng

Các công trình học thuật liên quan khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng

Quan điểm của người Việt Nam về lòng yêu nước trong tiêu dùng – tiếp cận từ dư luận xã hội

2.3 Cơ sở lý thuyết 

Thuyết bản sắc xã hội SIT và các khái niệm liên quan

Cơ sở lý thuyết về đánh giá mô hình đo lường khái niệm tổng hợp

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính, xác định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng

Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu

2.5 Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích của nghiên cứu lần thứ nhất (nghiên cứu sơ bộ)

Kết quả phân tích của nghiên cứu lần thứ hai (nghiên cứu chính thức)

2.6 Kết luận và hàm ý quản trị của nghiên cứu

Những đóng góp của luận án

Hàm ý quản trị

Hạn chế của công trình và kiến nghị về những hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Tác giả đã tổng quan các công trình đo lường khái niệm tình yêu nước nổi bật trong các nghiên cứu tiếp thị; sau đó lựa chọn thang đo khái niệm tình yêu nước phù hợp với bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội của người VN. Sau đó các thang đo của khái niệm tình yêu nước mà tác giả lựa chọn đã được các chuyên gia kết luận đạt giá trị nội dung. Thang đo được đánh giá hai lần làm nghiên cứu định lượng, lần một là làm nghiên cứu sơ bộ và lần hai là nghiên cứu chính thức. Kết quả của hai lần nghiên cứu đã xác nhận các chỉ tiêu đánh giá thang đo của khái niệm đạt yêu cầu, và có giá trị tổng quát hóa. Thang đo tình yêu nước này có giá trị học thuật không chỉ cho các nghiên cứu tiếp thị, mà còn cả trong các nghiên cứu về chính trị, văn hóa, xã hội, con người… mà có liên quan đến thuyết SIT.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Cao Quốc Việt (2015). Bản sắc dân tộc, chủ nghĩa hướng ngoại, chủ nghĩa vị chủng và hành vi tiêu dùng hàng nội. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 65-85.

Cao Quốc Việt & Võ Thị Quý (2017). Tác động của chủ nghĩa yêu nước, vị chủng tiêu dùng, đánh giá chất lượng sản phẩm và sự thờ ơ trong mô hình hành vi tẩy chay của người tiêu dùng. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 7(470), 42-51.

Marshall, C., & Rossman, G. B. (2014). Designing qualitative research. Sage publications. Bản dịch tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.

Ngô Thái Hưng (2013). Các yếu tố tác động đến việc tiêu dùng chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam. Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang, (1), 48-56.

Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh-thiết kế & thực hiện. NXB Lao động xã hội. 

4.2 Tiếng Anh

Adorno, T.W., Else, F-B., Daniel, J.L., & Nevitt Sanford, R. (1950). The Authoritarian Personality. Retrieved from: https://archive.org/details/THEAUTHORITARIANPERSONALITY.Adorno?q=the+Author itarian+Personality

Abraha, D., Radon, A., Sundström, M., and Reardon, J. (2015). The effect of cosmopolitanism, national identity and ethnocentrism on Swedish purchase behavior, Academic and Business Research Institute.

Albers, Sönke & Hildebrandt. L. (2006), Methodological problems in success factor studies – Measurement error, formative versus reflective indicators and the choice of the structural equation model. Zeitschrift für betriebswirtschaftliche Forschung, 58(2), 2-33 (in German).

Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411-423.

Andreassen, T.W., Lorentzen, B.G. & Olsson, U.H. (2006). The Impact of Non-Normality and Estimation Methods in SEM on Satisfaction Research in Marketing. Quality and Quantity, 40(1). 39-58.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM