Luận án TS: Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: nghiên cứu tại Thành phố Cần Thơ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá được tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL của CBCCCQCX hiện nay tại TPCT thông qua đánh giá kết quả công việc của CBCCCQCX; từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCCCQCX, nâng cao NLQL CBCCCQCX ở TPCT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2025. 

Luận án TS: Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: nghiên cứu tại Thành phố Cần Thơ

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Tầm quan trọng đó đòi hỏi trình độ và năng lực của đội ngũ CBCCCQCX những người trực tiếp quản lý, điều hành chương trình xây dựng xã NTM cần được nhìn nhận nghiêm túc, đánh giá trung thực và khách quan. Đã có nhiều ý kiến và quan điểm cho rằng trình độ, NLQL của đội ngũ CBCCCQCX hiện chưa đáp ứng so với yêu cầu cụ thể của chương trình như: trình tự thủ tục về xây dựng cơ bản, huy động và quản lý các nguồn vốn đầu tư, phân tích đánh giá nguồn tài nguyên cộng đồng, quản lý dự án, quản lý tổ nhóm và cộng đồng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL CBCCCQCX. Từ đó, việc thực hiện đề tài “Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: nghiên cứu tại Thành phố Cần Thơ” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá được tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL của CBCCCQCX hiện nay tại TPCT thông qua đánh giá kết quả công việc của CBCCCQCX; từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCCCQCX, nâng cao NLQL CBCCCQCX ở TPCT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2025. 

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Làm rõ những vấn đề lý luận về NLQL và hoạt động ĐTBD đối với CBCCCQCX; tác động của hoạt động ĐTBD đến NLQL của CBCCCQCX trong phạm vi một địa phương.

Phân tích được thực trạng hoạt động ĐTBD và tác động của hoạt động này tới NLQL của CBCCCQCX: nghiên cứu trên địa bàn TPCT giai đoạn vừa qua.

“Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động” ĐTBD CBCCCQCX TPCT trong thời gian tới. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đánh giá tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL của CBCCCQCX (nghiên cứu tại Thành phố Cần Thơ) thông qua đánh giá kết quả công việc của CBCCCQCX (bao gồm “mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCC cấp xã và mức độ hài lòng của người dân về giải quyết công việc của CBCC cấp xã trên địa bàn”). 

Về nội dung: Đánh giá tác động của hoạt động ĐTBD tới NLQL của CBCCCQCX thông qua đánh giá kết quả công việc của CBCCCQCX.

Về không gian - địa bàn: Nghiên cứu tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

Về thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2010-2016; Đề xuất giải pháp giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2025. 

1.4  Phương pháp nghiên cứu 

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Phương pháp xử lý số liệu thống kê

Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp mô hình hóa

1.5 Đóng góp mới của luận án

Hệ thống hóa và đưa ra quan điểm về năng lực quản lý của CBCCCQCX; các hoạt động ĐTBD CBCCCQCX của chính quyền địa phương; từ đó làm cơ sở xác định các yếu tố cấu thành, ảnh hưởng NLQL, hoạt động ĐTBD CBCCCQCX. 

Đã xác lập được thang đo về NLQL CBCCCQCX; thang đo về nội dung hoạt động ĐTBD CBCCCQCX.  

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu. 

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Thực trạng nghiên cứu trong nước

Khoảng trống nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

2.3 Phương pháp nghiên cứu tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Trình tự nghiên cứu theo mô hình

Các nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu định lượng

2.4 Thực trạng tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của Thành phố Cần Thơ

Khái quát về Thành phố Cần Thơ và đặc điểm của các xã, phường, thị trấn

Thực trạng năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Thành phố Cần Thơ 

Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ - Phân tích kết quả khảo sát chính thức

2.5 Hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

Mục tiêu, quan điểm của Thành phố Cần Thơ đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

3. Kết luận

Luận án đã đưa ra được khung lý thuyết về năng lực LĐQL và công tác ĐTBD đối với CBCCCQCX; phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động của ĐTBD và tác động của các chính sách này đến năng lực LĐQL của CBCCCQCX (nghiên cứu trên địa bàn TPCT); đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ĐTBD nhằm nâng cao năng lực cho CBCC ở địa phương trong thời gian tới. Nâng cao NLQL CBCCCQCX TPCT cần phải xây dựng kế hoạch, quy hoạch, rà soát, “sắp xếp lại đội ngũ CBCC cho phù hợp với mục tiêu ĐTBD trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp đồng bộ, lâu dài, chính sách hợp lý, nhằm đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, phù hợp về cơ cấu để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ của thành phố”. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước. 

Bùi Anh Tuấn, Phạm Thuý Hương (2015), Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 

Bùi Văn Minh (2016), Chất lượng công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (nghiên cứu ở tỉnh Điện Biên), luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 

4.2 Tiếng Anh

Afshan Sultana, Sobia Irum, Kamran Ahmed and Nasir Mehmood (2012), Impact of training on employee performance: A study of Telecommunication sector in Pakistan, Interdisciplinary journal of contemporary research in business, vol 4, no 6, October 2012”. ”

“Anderson & Gerbing (1988), Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach, Psychological Association, Inc. 1988, Vol. 103, No. 3, 411-423. ”

Bernard Wynne, David Stringer (1997), A Competency Based Approach to Training and Development, Pitman Publishing.

“Boyatzis, R.E., Cowen, S.S., Kolb, D.A. et al. (1995), Innovation in Professional Education: Steps on a Journey from Teaching to Learning, JosseyBass, San Francisco, CA. ” 

Harrison (2000), Employee Development, Beekman Publishing, Silver Lakes, Pretoria. ”

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM