Công nghệ 7 Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng

Có những phương pháp sản xuất và bảo quản giống cây trồng nào? Những phương pháp này có ưu, nhược điểm ra sao. Cùng eLib tìm hiểu qua nội dung bài học dưới đây!

Công nghệ 7 Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sản xuất giống cây trồng

  • Mục đích của sản xuất giống cây trồng là tạo ra nhiều hạt giống cây con giống phục vụ gieo trồng.

a. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt

  • Năm thứ 1: gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.
  • Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
  • Năm thứ 3: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
  • Năm thứ 4: từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

Sản xuất giống cây trồng bằng hạt

b. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

- Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả (trái), cây hoa, cây cảnh (kiểng).

- Một số biện pháp thường dùng như: 

  • Giâm cành
  • Chiết cành
  • Ghép mắt, ghép cành
  • Nhân giống vô tính

Một số phương pháp nhân giống vô tính

1.2. Bảo quản hạt giống cây trồng

- Hạt giống tốt, nếu như không biết bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm.

- Các điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:

  • Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh, …
  • Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không được xâm nhập.
  • Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt, độ ẩm, sâu mọt, để có biện pháp xử lí kịp thời.
  • Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.
  • Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

2. Luyện tập

Câu 1: Nêu đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt (hoặc cành)?

Gợi ý trả lời

  • Giâm cành: Từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ. Giâm cành phải cắt bớt là để giảm sự thoát hơi nước.
  • Ghép mắt: Từ mắc ghép hoặc cành ghép đem ghép vào 1 cây khác.
  • Chiết cành: Bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.

Câu 2: Quy trình sản xuất bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? Nội dung công việc của từng năm là gì?

Gợi ý trả lời

- Quy trình sản xuất bằng hạt được tiến hành trong 4 năm:

  • Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.
  • Năm 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
  • Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
  • Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được quy trình sản xuất giống và cách bảo quản hạt giống cây trồng.
  • Nêu được một số phương pháp nhân giống vô tính.
  • Rèn luyện các kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tranh ảnh, sơ đồ, thảo luận nhóm.
  • Vận dụng được các cách giâm, chiết, hay ghép để nhân giống cây ăn quả tại gia đình.
Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM